Phương pháp sử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình gà mắc bệnh cầu trùng và biện pháp phòng trị tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 37)

Các số liệu thu được từ thí nghiệm được xử lý thống kê theo phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện ( 2008 [16.

Số trung bình : (n > 30)

Sai số trung bình : m = (n > 30) Độ lệch tiêu chuẩn : S (n > 30)

n : Dung lượng mẫu m u : Tổng giá trị của X Hệ số biến dị: Cv(%) = 3.4.5 Phương pháp m khám bnh tích gà mc bnh cu trùng

Sau khi đã quan sát kỹ trạng thái bên ngoài của cơ thể : lông, da, bụng, mào tích và các lỗ tự nhiên… ta dùng nước làm ướt lông rồi cho gà lên khay mổ khám. Dùng dao rạch khớp sương ở cánh và ở háng rồi ép cho gãy. Sau đó lột da (rạch một đường từ hàm dưới tới diều rồi rạch sang hai bên theo hình chữ nhật ở da ngực và da bụng). Dùng dao tách mổ phần cổ để lấy toàn bộ khí quản, thực quản, diều, sau đó dùng kéo cắt đứt xương ức và dùng dao bộc lộ các cơ quan bên trong, tách riêng cơ quan tiêu hóa ra để quan sát biểu hiện bệnh tích ở ruột non, ruột già, manh tràng. Dùng kéo cắt dọc theo ruột non lấy chất chứa bên trong cho vào cốc để xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi Fulleborn tìm noãn nang cầu trùng. Quan sát kỹ lớp niêm mạc xem có xuất huyết không rồi dùng dao nạo lớp niêm mạc cho lên phiến kính ép và kiểm tra dưới kính hiển vi.

3.4.6 Phương pháp điu tr bnh cu trùng

Những gà được kiểm tra bắt riêng từng gà, đánh số cho từng con và nuôi nhốt riêng vào từng ô lồng được làm bằng lưới thép. Trong quá trình nhốt cho gà ăn, uống bình thường và quan sát, theo dõi, mổ khám theo dõi triệu chứng,

bệnh tích cuả gà. Sau đó tiến hành điều trị theo 2 loại thuốc sau: VINACOC.ACB và RTD-COCCISTOP.

+ VINACOC.ABC: Thuốc dạng bột đóng gói do Công ty CP thuốc thú y trung ương I sản xuất.

Thành phần: + Sulphaclopyrazin sadiumsalt: 30g + Lactose vừa đủ: 100g

Cách dùng: Pha vào nước cho uống 3 - 4 ngày liên tục Liều phòng 1g/ 1 lít nước

Liều trị 2g/ 1 lít nước

+ RTD-COCCISTOP: Do công ty phát triển công nghệ nông thôn – Láng Hạ, Đống Đa – Hà Nội sản xuất.

Thành phần: + Sulfadimedine: 20g + Sulfadimethoxin: 2g + Diaveridin: 3g + Trimethoprin: 8g + Tá dược vừa đủ 100g. Liều trị: 1,5 – 2g/ 1 lít nước

Sau khi dùng thuốc 6 - 7 ngày chúng tôi tiến hành kiểm tra lại phân gà bằng phương pháp phù nổi Fulleborn để đánh giá hiệu lực của thuốc.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Công tác phục vụ sản xuất

4.1.1. Điu tra cơ bn

4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý

Huyện Văn Lãng là một huyện miền núi biên giới, nằm ở Phía Tây - Tây Bắc của tỉnh Lạng Sơn. Cách Trung tâm tỉnh lỵ 30 km về phía Tây Bắc, có đường quốc lộ 4A chạy qua dài 32 km. Có đường biên giới quốc gia dài 36 km giáp với Trung Quốc.

Huyện có 20 đơn vị hành chính (19 xã và một thị trấn). + Phía Bắc giáp với huyện Tràng Định.

+ Phía Nam giáp với huyện Cao Lộc và huyện Văn Quan. + Phía Đông giáp với Trung Quốc.

+ Phía Tây giáp với huyện Bình Gia.

Với vị trí địa lý trên, rất thuận lợi cho huyện Văn Lãng phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội, từng bước hoà nhập với nền kinh tế của tỉnh và khu vực. Đặc biệt là phát triển thương mại du lịch, dịch vụ tại các cửa khẩuvà các cặp chợ biên giữa huyện Văn Lãng với thị xã Bằng Tường, tỉnh của Quảng Tây - Trung Quốc.

* Điều kiện khí hậu thủy văn

Huyện Văn Lãng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và á nhiệt đới gió mùa. Hàng năm được thể hiện với bốn mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, hanh khô ít mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 240C.

Thời gian có nhiệt độ trung bình dưới 200C là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trong đó có 3 tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1,2 năm sau. Mùa hè nhiệt độ trung bình là 250C, từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa mưa.

Lượng mưa bình quân hàng năm là 1450mm, số ngày có mưa là 134 ngày. Do lượng mưa phân bố không đều, hạn hán kéo dài vào mùa khô gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và mùa mưa khó khăn cho giao thông đi lại…

Độ ẩm không khí bình quân là 82%.

Hướng gió thịnh hành Đông Bắc và Tây Nam, đây là vùng không khí ảnh hưởng nhiều gió bão, nên thích hợp cho việc trồng các loại cây dài ngày, đặc biệt là cây lâm nghiệp, cây lấy gỗ và một số cây ăn quả thích nghi.

Nhìn chung điều kiện khí hậu có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển cây trồng trên địa bàn huyện và ảnh hưởng mạnh mẽ tới cơ cấu mùa vụ, năng suất cây trồng, vật nuôi trong Huyện.

* Giao thông và cơ sở hạ tầng

Toàn huyện có 758,62km đường giao thông, trong đó: Trung Ương quản lý 32km, đây là quốc lộ 4A nối tỉnh Lạng Sơn với Cao Bằng đi qua địa bàn huyện Văn Lãng, huyện quản lý 82km, còn lại là xã quản lý.

Mạng lưới giao thông luôn được huyện quan tâm phát triển. Bằng nguồn vốn của địa phương, của Tỉnh, của Trung ương, nhất là chương trình 120, 135 của Chính phủ. Đến nay đường giao thông đến trung tâm các xã đạt 100% trong đó có 90% đi lại được 4 mùa. Đường Quốc lộ 4A, đường Tỉnh lộ được Nhà nước quan tâm đầu tư nâng cấp…đã góp phần lưu thông, vận chuyển hàng hoá thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, bảo đảm an ninh quốc phòng.

* Hệ thống thuỷ lợi

Tập trung xây dựng và nâng cấp các công trình thuỷ lợi hiện có như: các hồ đập, kênh mương nội đồng được kiên cố hoá. Toàn Huyện có 12 công trình thuỷ lợi kiên cố, 96 công trình thuỷ lợi nhỏ…đã đáp ứng phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội * Tình hình kinh tế

Trong những năm gần đây nền kinh tế xã hội của Huyện luôn ổn định và có bước phát triển mới.Tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm là 12%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, song tỷ trọng giữa các nhóm ngành

còn chênh lệch cao: Ngành nông - Lâm nghiệp 51%; Ngành công nghiệp - xây dựng 20%; Ngành thương mại - dịch vụ 29%. Như vậy tỷ trọng trong ngành nông - lâm nghiệp còn rất cao; trong khi đó tỷ trọng của 2 nhóm ngành còn lại đạt được còn thấp. Nếu như đánh giá khách quan thì nền kinh tế phát triển với tốc độ chậm, chưa bền vững.

Kết cấu hạ tầng cơ sở đã được quan tâm đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, đáp ứng tương đối tốt sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của Huyện nhà. Tuy nhiên so với nhu cầu vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ.

Khu vực thương mại - dịch vụ có vị trí rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế, nên cũng đã được Huyện quân tâm đầu tư xây dựng, nhất là tại Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh, các chợ trung tâm, các chợ trung tâm cụm xã. Các dịch vụ, thương mại đang có chiều hướng phát triển mạnh.

Tài nguyên thiên nhiên tuy đã được đầu tư khai thác, song tiềm năng vẫn còn khá lớn, nhất là tài nguyên về đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên nước. Cùng với đó là nguồn nhân lực khá dồi dào chưa được khai thác hết.

* Tình hình văn hóa- xã hội

Huyện Văn Lãng là một huyện có bề dày lịch sử hình thành và phát triển, có nhiều di tích lịch sử văn hóa truyền thống trong dựng nước và giữ nước. Đặc biệt có nhiều chiến công oanh liệt trong kháng chiến chống Pháp như: Chiến thắng đường số 4 trong chiến dịch biên giới Thu - Đông, chiến thắng giặc ngoại xâm Tàu Tưởng trong chiến sự biên giới. Và là nơi đã sản sinh ra những chiến sĩ cách mạng kiên trung, tiêu biểu như đồng chí Hoàng Văn Thụ… Đây là truyền thống quý báu giúp nhân dân huyện Văn Lãng nói riêng và nhân dân Lạng Sơn nói chung phấn đấu vì mục tiêu chung của đất nước là “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” xứng đáng với thời kỳ đổi mới của đất nước.

* Tình hình dân cư, dân trí

Tính đến ngày 01/11/2010 toàn huyện có 50.198 người trong đó: số dân ở vùng nông thôn là 46.530 người, thành thị 3.668 người. Toàn huyện có 13.511 hộ gồm 4 dân tộc chính (Tày, Nùng, Kinh, Hoa) sinh sống trên 215 thôn bản. Mật độ dân số là 89 người/ km2, sự phân bố dân số không đều, chủ yếu là tập chung ở thị trấn, tại các cửa khẩu và ven trục đường giao thông chính.

Tổng số lao động trong toàn huyện là 30.598 người chiếm 60,95% tổng dân số. Theo đánh giá chung, mức sống người lao động còn thấp, nhất là vùng nông thôn. Vấn đề dân số, lao động tạo việc làm luôn được huyện quan tâm như: Thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, chuyển đổi ngành nghề thu hút lao động, tham gia xuất khẩu lao động.

Văn Lãng là một huyện nông thôn như bao vùng nông thôn khác trong cả nước lực lượng lao động dồi dào, cần cù sáng tạo, nhưng lực lượng lao động còn ở trình độ thấp, phần nào làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận khoa học kỹ thuật nên hiệu quả sản xuất không cao và thu nhập không ổn định.

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có những chính sách phát triển đào tạo lao động tạo công ăn việc làm cho nhân dân như: Chính sách phát triển làng nghề, chính sách miễn thuế trong nông nghiệp, khuyến khích phát triển những vùng có thế mạnh và xây dựng vùng chuyên canh… Qua những chính sách đó đã phần nào tăng thu nhập cho người dân, cuộc sống dần được ổn định hơn, lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước ngày càng được nâng lên.

* Tình hình y tế, giáo dục

Mạng lưới y tế của huyện phát triển đến tận thôn bản. Toàn huyện có 1 bệnh viện trung tâm, phân 2 viện đa khoa khu vực, 20 xã thị trấn đều có trạm y tế xã. Đội ngũ cán bộ y tế cơ sở cơ bản được đáp ứng, đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tiêm chủng hàng năm đạt 97% trở lên.

Trong huyện có 50 đơn vị trường, trong đó Mầm non là 15; Tiểu học 20; Trung học cơ sở 13; Trung học phổ thông 01; Giáo dục thường xuyên 01. Huyện đã phổ cập song giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Xây dựng được 6 trường đạt chuẩn Quốc gia. Chất lượng dạy và học của trường ngày được nâng lên, cơ sở vật chất trường lớp đều được đầu tư xây dựng.

4.1.1.3 Tình hình sản xuất tại cơ sở

* Tình hình sản xuất ngành trồng trọt

Sản xuất nông nghiệp của huyện Văn Lãng, manh mún nhỏ lẻ, còn lạc hậu và thiên tai nên ngành trồng trọt có trồng diện tích lớn nhưng năng suất chưa cao.

- Tổng diện tích trồng cây lương thực 2.306 ha; trong đó diện tích lúa 1.489,2 ha; sản lượng đạt 7.505,6 tấn. Diện tích cây ngô 817,2 ha sản lượng đạt 4.249 tấn.

- Nhóm cây chất bột (khoai lang, sắn, cây chất bột khác năm 2011 trồng được 232,8 ha).

- Nhóm cây thực phẩm (khoai tây râu các loại, đậu đỗ các loại) vụ Đông Xuân 2011 trồng được 327 ha.

- Cây công nghiệp hàng năm (đỗ tương, lạc, mía, cây công nghiệp khác) thực hiện trồng 44 ha.

- Cây trồng hàng năm khác (dưa các loại, thạch đen, cây thức ăn gia súc): thực hiện trồng 159,8 ha.

* Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi

- Công tác chăn nuôi: Đàn gia súc gia cầm phát triển ổn định, không có dịch lớn xảy ra. Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia súc gia cầm và phòng chống dịch. Tiêm phòng lở mồm long móng 2.812 liều, tiêm phòng dịch tả lợn 15.601 liều, tụ dấu lợn 15.622 liều, tiêm phòng dại cho chó 3.876 liều, tiêm phòng tụ huyết trùng trâu bò 10.564 liều. Công tác

kiểm soát giết mổ vệ sinh thú y được thực hiện thường xuyên tại các chợ chính trong huyện, tổng số tiền thu được là 47,804 triệu đồng / năm.

+ Tổng đàn trâu: 11.358 con. + Tổng đàn bò: 2.432 con. + Tổng đàn lợn: 31.452 con.

* Tình hình chăn nuôi trâu bò

Chăn nuôi trâu, bò có tầm quan trọng rất lớn trong nông nghiệp vì nó vừa cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp, phân bón cho ngành trồng trọt, vừa cung cấp nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng và xuất khẩu. Đồng thời nó còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Chính vì vậy trong những năm gần đây huyện đã có những phương hướng phát triển mạnh mẽ đàn trâu, bò song vẫn mang tính quảng canh, tận dụng đồng cỏ tự nhiên là chính.

+ Về chăn nuôi trâu: Trâu được chăn nuôi ở các hộ gia đình với mục đích là cày kéo và lấy phân là chính, trung bình một hộ gia đình chăn nuôi có từ 1 - 2 trâu song chủ yếu là giống nội có năng suất thấp.

+ Về chăn nuôi bò: Từ khi có chương trình hỗ trợ kinh tế cho người dân bằng cách cấp bò giống cho người dân được hộ nghèo và sau vài năm sẽ thu lại 1 con bò con nên số lượng bò trong huyện đã tăng lên nhiều, giúp cho ngành chăn nuôi bò ngày càng phát triển.

* Tình hình chăn nuôi lợn:

Lợn được nuôi khá phổ biến ở các hộ gia đình, được người dân quan tâm và đầu tư mạnh mẽ, đây là nguồn thu nhập chủ yếu để phát triển kinh tế hộ gia đình.

* Tình hình chăn nuôi gia cầm

Trong một vài năm gần đây chăn nuôi gia cầm của huyện đã có xu hướng phát triển mạnh, chủ yếu trong khu vực hộ gia đình với phương thức chủ yếu là quảng canh, tận dụng thức ăn tự nhiên là chính. Để đem lại hiệu quả

kinh tế cao, các hộ gia đình chăn nuôi đã quan tâm và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất nhằm góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo nhiều sản phẩm cho xã hội.

Gần đây với chính sách chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Ngành chăn nuôi đã trở nên đa dạng hơn nhiều, nhiều hộ gia đình ngoài việc chăn nuôi các loại vật nuôi truyền thống, cũng đã đầu tư vào các giống vật nuôi khác nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, trong quá trình chăn nuôi cũng phát sinh nhưng vấn đề khó khăn như: giá cả thị trường biến động, dịch bệnh xảy ra… làm thiệt hại nhiều tới lợi ích của người chăn nuôi.

- Công tác thú y:

Công tác thú y đóng vai trò quan trọng then chốt trong chăn nuôi, nó quyết định đến thành công hay thất bại của người chăn nuôi. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân. Vì vậy, công tác thú y luôn được ban lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương cùng người chăn nuôi hết sức quan tâm, trú trọng như:

+ Tuyên truyền lợi ích vệ sinh phòng dịch bệnh cho người và vật nuôi. Qua đó cần đổi mạnh mẽ cơ cấu giống nhằm tạo bước đột phá tăng năng suất và chất lượng.

+ Tập trung chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm trên địa bàn. + Thường xuyên đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ thú y cơ sở tạo điều kiện hình thành các vùng chăn nuôi tập trung tại tất cả các xã, thị trấn theo hướng đồng bộ nhằm hạn chế dịch bệnh và không gây ô nhiễm môi trường.

+ Theo dõi tình hình, diễn biến dịch bệnh để kịp thời có phương án chỉ đạo.

4.1.1.4 Nhận định chung

Qua điều tra cơ bản tình hình cơ sở chúng tôi đã rút ra những nhận xét chung của huyện như sau:

* Thuận lợi

- Văn Lãng là huyện có diện tích lớn thuận lợi cho việc phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình gà mắc bệnh cầu trùng và biện pháp phòng trị tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)