Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình gà mắc bệnh cầu trùng và biện pháp phòng trị tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 35 - 36)

* Phương pháp kiểm tra phân tìm noãn nang cầu trùng

- Sử dụng phương pháp phù nổi Fulleborn để xét nghiệm mẫu phân gà. + Mục đích của phương pháp là tìm noãn nang cầu trùng.

+ Nguyên lý: Lợi dụng tỷ trọng của nước muối bão hòa (D = 1, 18 – 1, 20) lớn hơn tỷ trọng của noãn nang cầu trùng (D = 1, 01 – 1, 02) làm cho noãn nang cầu trùng nổi lên trên bề mặt của dung dịch. Với phương pháp này thì độ chính xác tương đối cao.

Cách làm:

Lấy mẫu phân cần kiểm tra cho vào một cốc nhỏ, dùng đũa thủy tinh nghiền nát phân, vừa nghiền vừa đổ nước muối bão hòa vào (khoảng 40 – 50 ml). Sau đó lọc qua lưới thép lấy dung dịch đó cho vào cốc thủy tinh rồi rót dung dịch đã lọc vào các lọ penicillin cho đầy đến miệng, đậy phiến kính lên miệng lọ penicillin cho tiếp xúc với mặt dung dịch, để 30 phút rồi lấy phiến kính ra soi kính hiển vi với độ phóng đại 100 lần (vật kính 10, thị kính 10) để tìm noãn nang cầu trùng.

* Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng

Sau khi tiến hành soi mẫu phân trên phòng thí nghiệm ta xác định được số mẫu nhiễm cầu trùng và lấy đó làm cơ sở để ta xác định được tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà của 3 xã điều tra.

* Phương pháp xác định cường độ nhiễm cầu trùng

Để đánh giá cường độ nhiễm cầu trùng chúng tôi tiến hành đếm số noãn nang trên một vi trường và được quy định như sau. Nếu trên vi trường có:

1 - 3 noãn nang: Quy định cường độ nhiễm ở mức độ nhẹ (+)

4 - 6 noãn nang: Quy định cường độ nhiễm ở mức độ trung bình (+ +) 7 - 8 noãn nang: Quy định cường độ nhiễm ở mức độ nặng (+++) > 9 noãn nang: Quy định cường độ nhiễm ở mức độ rất nặng (++++)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình gà mắc bệnh cầu trùng và biện pháp phòng trị tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 35 - 36)