Phương pháp xử lý hoá lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình SBR phục vụ tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty Lafimexco Long An (Trang 44 - 46)

2. NGAØNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VAØ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 1.8 Hiện Trạng Ngành Chế Biến Thủy Sản

1.10.2.3.Phương pháp xử lý hoá lý

Nước thải CBTS là hệ phân tán dị thể không bền về trạng thái tập hợp có khả năng keo tụ, đông tụ và dễ lắng. Phương pháp hoá lý nhằm loại bỏ các hạt rắn lơ lửng phân tán, các chất vô cơ và hữu cơ tan bằng quá trình keo tụ kết hợp đông tụ và tuyển nổi. Quá trình loại các hạt keo rắn trong nước thải CBTS bằng lắng trọng lượng thì việc đầu tiên là phải trung hoà điện tích của chúng bằng quá trình đông tụ. Tiếp đến là liên kết chúng lại với nhau thành các hạt rắn lớn hơn bằng quá trình keo tụ. Phương pháp đông tụ tiến hành quá trình thô hoá các hạt phân tán và chất nhũ tương bằng các chất thêm vào gọi là chất đông tụ. Các chất đông tụ thường dùng là muối đơn hoặc hỗn hợp của chúng như Al2(SO4)3.18H2O;

NaAlO2; Al2(OH)5Cl; KAl(SO4)2.12H2O; NH4Al(SO4)2.12H2O; Fe2(SO4)3.2H2O; Fe2(SO4)3.3H2O; FeSO4.7H2O và FeCl3. Ngoài ra có thể dùng các loại đất sét khác nhau các chất thải sản xuất chứa nhôm các hỗn hợp dung dịch tẩy rửa, xỉ chứa SiO2 làm chất đông tụ.

Liều lượng chất đông tụ tối ưu phụ thuộc vào nồng độ tạp chất rắn có trong nước thải và được xác định bằng thí nghiệm Jar- test. Để tăng cường quá trình lắng nhờ sự kết hợp các hạt lơ lửng lại với nhau tạo bông keo cần tiến hành quá trình keo tụ bằng cách thêm vào nước thải các hợp chất cao phân tử gọi là chất trợ đông tụ hay là chất keo tụ. Khi thực hiện quá trình keo tụ các hạt keo có trọng lượng lớn hơn có khả năng tách nhanh và hoàn toàn ra khỏi pha lỏng. Các chất keo tụ có nguồn gốc tự nhiên như Tinh bột, Xenlulo, Đextrin, Ester và Silic đioxít; đã hoạt hoá- silicagel (xSiO2.yH2O) hoặc được tổng hợp như poliacrilamit (PAA): [-CH2 –CH- CO – NH2]n. Chitozan và Alginat là những chất trợ đông tụ rất tốt. -Các chất bẩn rắn khó lắng hoặc chất lỏng phân tán không tan như dầu mỡ… được tách ra khỏi nước thải bằng phương pháp tuyển nổi. Phương pháp tuyển nổi được sử dụng như là một phương pháp xử lý nước thải CBTS có hiệu quả nhất để tách các chất lơ lửng khó tan và dầu mỡ động thực vật thủy sản (Đặc biệt trong chế biến cá Basa, cá Trích…).

Quá trình tuyển nổi ngược với quá trình lắng và được áp dụng khi quá trình lắng xảy ra chậm hoặc khó thực hiện. Khi thực hiện quá trình tuyển nổi các hạt rắn lơ lửng trong pha lỏng sẽ kết dính với các bọt khí sẽ cùng nổi lên và được loại ra bằng thiết bị vớt bọt. Không khí được sục vào nước và tạo bọt theo nhiều cách khác nhau như tuyển nổi hoá học, tuyển nổi sinh học, tuyển nổi ion, tuyển nổi điện, tuyển nổi không khí, tuyển nổi chân không và tuyển nổi bằng không khí hoà tan(DAF). DAF là phương pháp thông dụng nhất hiện nay dùng để xử lý nước thải CBTS có thể thực hiện không tuần hoàn hoặc có tuần hoàn. DAF hoạt động tốt ở pH = 4,5- 6,0 và có thể khử được 90% lượng dầu. Với nước thải cá Ngừ,

DAF có thể loại được 80% dầu và mỡ; 74,8% lượng chất rắn lơ lửng (Ertz và các cộng sự, 1977; Ilet, 1980). Các cơ sở CBTS có quy mô nhỏ là không phù hợp vì chi phí tương đối cao (Anon, 1986). Trong quá trình tuyển nổi có thể dùng thêm chất trợ đông tụ để tăng cường hiệu quả hệ thống. Hiệu quả phân riêng của quá trình tuyển nổi phụ thuộc kích thước và số lượng bong bóng khí.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình SBR phục vụ tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty Lafimexco Long An (Trang 44 - 46)