Phương pháp xử lý hoá học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình SBR phục vụ tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty Lafimexco Long An (Trang 43 - 44)

2. NGAØNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VAØ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 1.8 Hiện Trạng Ngành Chế Biến Thủy Sản

1.10.2.2.Phương pháp xử lý hoá học

Tuỳ thuộc vào đặc tính ô nhiễm và độc hại của tạp chất bẩn có trong mỗi loại nước thải CBTS mà có thể sử dụng các phản ứng trung hoà, phản ứng oxi hoá- khử…giữa chúng với các tác chất cho thêm vào để tạo ra các sản phẩm ít độc hơn.

Trong công nghệ chế biến sản phẩm thuỷ sản từ rong, tảo biển (Chitin, Agar- agar…) thì nước thải thường có tính axít: CH3COOH, HCl, H2SO4…hoặc có tính

kiềm: NaOH, Na2CO3…cần được trung hoà về pH từ 6,5- 8,5 để xử lý sơ bộ.

Phương pháp có thể thực hiện bằng cách trộn lẫn nước thải axít và nước thải kiềm của 2 xí nghiệp chế biến thuỷ sản gần nhau hoặc cho nước thải có tính axít qua vật liệu như Manhetit, Đolomit, Đá vôi, Đá phấn, Đá hoa, Xỉ, Tro, Xi măng, Vôi...hoặc cho nước thải có tính kiềm qua các khí axít như CO2, SO2, NO2, N2O3...

Bằng phương pháp oxi hoá khử có thể chuyển hoá các chất vô cơ, các ion kim loại nặng, các chất khử độc hại (Hidrosunfua, Hidrosunfit, Metylsunfit, Phenol, Xianua, Sunfua…) trong nước thải CBTS về dạng ít độc hại hơn cũng như tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh và các loại tảo không có lợi cho thuỷ vực. Các chất oxi hoá thường được sử dụng nhất là Clo (khí, lỏng), các hợp chất chứa Clo hoạt tính (Hipoclorit, Clorit, Clorat, Perclorat, Clodioxit)

hoặc Ozon, Kalibicromat, Hidroperoxit, Pyroluzit (MnO2), Oxi/ không khí,

Kalipermanganat…

Clorin thường được sử dụng nhiều nhất để khử trùng nước thải CBTS và bùn

cặn. Quá trình xử lý xuất hiện Cloramin. Đây là sản phẩm của Clorin với NH3,

Clorin dùng trong thực tế cao hơn lượng Clorin tính toán lý thuyết. Hiệu quả khử trùng phụ thuộc dư lượng Clorin ở trạng thái tự do. Lượng Clorin cần thiết để đạt được dư lượng tự do thích hợp phụ thuộc vào loại nước thải CBTS khác nhau và nơi tiếp nhận nước thải vì trong nhiều trường hợp chúng là độc tố chính gây ảnh hưởng tới chủng loại, cỡ và chất lượng của thuỷ sinh vật sống ở đó (Eckenfelder, 1980; Metcalf & Eddy, 1979; Paller và cộng sự, 1983)

Sử dụng O3 có thể oxi hoá nhiều chất khử có trong nước thải và có tác dụng

diệt khuẩn khử màu, mùi, vị lạ.Sau xử lý làm tăng lượng oxi hoà tan không tạo ra

chất rắn hoà tan không phụ thuộc vào nồng độ NH3, độ pH của nước thải. O3 có

thể cho vào nước thải ở dạng hỗn hợp O3/ không khí, O3/ O2 , O3/ siêu âm, O3/ tia cực tím. Tia cực tím làm tăng tốc độ oxi hoá lên 102- 104 lần. Có thể dùng ozone để diệt vi khuẩn, virut gây bệnh và xử lý NH3, NO3-, H2S… trong môi trường nước

nuôi thuỷ sản (Monroe & Key, 1980). Khả năng diệt khuẩn của O3 nhanh gấp

hàng nghìn lần so với Clo. Việc sử dụng ozone để xử lý nước thải CBTS ít được sử dụng hơn Clorin nhưng hệ thống xử lý bằng ozone là rất cần thiết khi xả nước thải CBTS vào những vùng nước nhạy cảm (Stover & Jarnis, 1979; Rosenthal & Kruner, 1985).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình SBR phục vụ tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty Lafimexco Long An (Trang 43 - 44)