KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÒ ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017 (Trang 66 - 67)

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường trên địa bàn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Sau khi hoàn thành đề tài về “Đánh giá chất lượng nước sông Sò đoạn chảy qua Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định” thu được một số kết quả sau:

- Tiến hành quan trắc và phân tích tại 5 vị trí vào 2 đợt.

- Phân tích được một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước: pH, độ đục, DO, nhiệt độ, BOD5, COD, N-NH4+, P-PO43-, TSS, Cl-, NO2-, NO3-, Fe tổng, Pb, Coliform

Thông qua các giá trị phân tích được có 3 giá trị TSS, COD, BOD5, NO2- vượt QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1. Điều này chứng tỏ chất lượng nước sông Sò đang có dấu hiệu bị ô nhiễm, nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu là từ nước thải sinh hoạt, nước thải từ hoạt động chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, hoạt động giao thông tàu phà khiến cho chất lượng nước ngày càng suy giảm.

Đánh giá được chất lượng nước sông Sò đoạn chảy qua huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định thông qua chỉ số đánh giá chất lượng nước WQI. Chất lượng nước qua 2 đợt phân tích biến đổi không nhiều. Nước có màu vàng, có thể sử dụng nguồn nước sông một cách hợp lý để phục vụ cho mục đích tưới tiêu và các mục đích khác tương đương.

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm nước sông Sò, tôi đã dưa ra một số giải pháp về công tác quản lý, kĩ thuật cũng như giáo dục tuyên truyền như: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất. Áp dụng các giải pháp công nghệ, xử lý nước thải sinh hoạt như thu gom rác thải hợp lý, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức BVMT đến người dân.

2. Kiến nghị

Trong quá trình thực hiện đề tài do điều kiện về thời gian có hạn và các thông số quan trắc chưa được nhiều nên chỉ đánh giá cục bộ cho chất lượng nước sông Sò đoạn chảy qua huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Vì vậy tôi xin đưa ra một số kiến nghị để đề tài hoàn chỉnh hơn:

- Tần suất quan trắc được tiến hành thường xuyên với tần suất 1 lần/1 tháng hoặc 2 lần/1 tháng để đánh giá một cách chính xác nhất về chất lượng nước sông Sò.

- Cần đầu tư thêm nguồn kinh phí để quan trắc, đánh giá chất lượng nước mặt của huyện để đảm bảo nguồn nước đang sử dụng an toàn với sức khỏe người dân cũng như xây dựng các hệ thống xử lý phù hợp

- Cần có chiến lược quản lý chất lượng nước đối với hệ thống thủy nông.Biện pháp xây dựng công trình trên dòng sông đi đôi với thu gom và xử lý nước thải

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÒ ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017 (Trang 66 - 67)