I qi Giá trị BPi quy định đối với từng thông số
c. Tính kết quả WQI cho các thông số khác
3.3 Luận giải nguyên nhân gây ô nhiễm khu vực sông Sò đoạn chảy qua huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Nguồn thải từ nông nghiệp: Nguồn thải từ trồng lúa: nước thải trồng trọt phát
sinh chủ yếu từ nước tưới nông nghiệp cho chảy tự nhiên và sau đó chảy trở lại sông Sò. Các kênh mương chảy ở những cánh đồng đều chảy hợp vào sông
Lượng nước được thu hồi này tương đối lớn và từ đó kéo theo một lượng rất lớn các chất ô nhiễm từ các nguồn phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật ... Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại năng suất cao cho cây trông nhưng nếu sử dụng không hợp lý sẽ gây hại cho môi trường.
Nguồn thải từ chăn nuôi: Hoạt động chăn nuôi tập trung trên quy mô vừa và nhỏ
chủ yếu là quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình. Hoạt động chăn nuôi thải ra môi trường một lượng lớn chất thải như: phân, thức ăn dư thừa, nước cọ rửa chuồng trại, nước tắm cho vật nuôi ... các loại nước thải này có tính chất giống nước thải sinh hoạt, chúng chứa nhiều chất hữu cơ, giá trị BOD5, COD và hàm lượng chất rắn lơ lửng rất cao. Bên cạnh hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, ở các xã Giao Lâm, Giao Tân còn có hoạt động nuôi tôm vùng nước lợ. Các bãi nuôi tôm với quy mô vừa và nhỏ nằm gần sông. Hoạt động này thải ra một lượng nước thải có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao có trong nước nuôi tôm được thay định kỳ
Nguồn thải từ sinh hoạt: Sông Sò là con sông giữa huyện Giao Thủy, Xuân
Trường và Hải Hậu, nên chịu tác động nguồn thải sinh hoạt từ các xã thuộc 3 huyện. Mặt khác hệ thống cấp thoát nước trên địa bàn đơn giản, chưa xây dựng theo quy mô đồng bộ. Hiện nay nước thải ở khu dân cư, các cơ quan xung quanh sông đều được thải trực tiếp ra sông.
Hệ thống thu gom rác còn đơn giản, tình trạng người dân đổ bỏ rác thải sinh hoạt ra sông khá phổ biến ở các xã. Từ thực trạng trên, nước thải đổ trực tiếp ra sông làm ô nhiễm nguồn nước, rác thải sả bừa bãi thành các bãi rác tự phát, nước gỉ rác chảy ra sông, gây mất vệ sinh môi trường xung quanh. Làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Vì vậy đòi hỏi cần có biện pháp xử lý giải quyết tình trạng này để giảm thiểu sự ô nhiễm.
Sự xâm nhập mặn: ở phía cuối đoạn sông gần khu vực cửa biển Hà Lạn hàm
lượng Cl- trong nước rất cao ảnh hưởng đến chất lượng nước tưới tiêu của người dân các xã xung quanh. Tuy nhiên trong địa phận xã Giao Tân đã có xây dựng đê ngăn mặn, giảm ảnh hưởng nhiễm mặn đến vùng dân cư tập trung đông hơn.
Hoạt đông tàu phà: Số lượng tàu phà vừa và nhỏ qua lại với tần suất liên tục trên
sông đặc biệt là vị trí cầu Hà Lan, gần cửa biển Hà Lạn là nơi tập trung số lượng lớn tàu bè đánh bắt thủy sản và vị trí đê hữu sông Hồng, nơi tập trung tàu bè chở vật liệu xây dựng trên sông. Điều này làm cho hàm lượng chất rắn lơ lửng rất cao, ảnh hưởng đến chất lượng nước sông.