Các biến số kinh tế vĩ mô khác

Một phần của tài liệu Bàn về ngưỡng nợ công tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 27 - 28)

2.4.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với khả năng thanh toán nợ của quốc gia. Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế, do vậy, nó cũng đồng nghĩa với việc nền kinh tế đó có thêm nguồn chi trả cho các khoản nợ. Tất nhiên, nếu muốn có tăng trưởng thì vay nợ và chi tiêu là các yếu tố cần thiết, song điều quan trọng là chi tiêu như thế nào cho hợp lý, bởi nếu vay nhiều, chi tiêu lớn mà không có hiệu quả thì chính nó sẽ là trở ngại cho tăng trưởng. Mặt khác, tăng trưởng cao có thể kèm theo lạm phát cao, do đó lại làm tăng phần cấp bù lạm phát đối với các khoản nợ công đã đến hạn thanh toán.

Hình 2.5. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 2001 – 2013 (%)

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu từ Niên giám thống kê.

Số liệu trong Hình 2.5 cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã liên tục tăng trong giai đoạn 2001 – 2007, từ 6,89% lên tới 8,46%. Vào thời điểm đó, rất nhiều nhà kinh tế đã cho rằng Việt Nam đang bước vào giai đoạn cất cánh–giai đoạn đột phá trong tiến trình tăng trưởng kinh tế để trở thành nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã

lao dốc nghiêm trọng xuống còn 6,31%, và sau đó chỉ duy trì được ở xấp xỉ trên 5%. Hệ lụy tất yếu là khả năng thanh toán nợ giảm, trong khi nhu cầu chi tiêu ở giai đoạn này tăng cao để kích thích nền kinh tế, khiến nợ công ngày một tăng nhanh.

2.4.2.2. Lãi suất

Bất cứ một khoản vay nào cũng đều kèm theo một mức lãi suất nhất định, ngay cả khi đó là một khoản vay ưu đãi đi chăng nữa. Lãi suất càng cao sẽ khiến nợ công quốc gia càng lớn.

Với những thành tựu kinh tế đáng ghi nhận trong thời gian qua như tốc độ tăng trưởng cao và tình hình kinh tế vĩ mô ổn định hơn một số quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam đã nhận được một khối lượng lớn các khoản vay ưu đãi từ các đối tác song phương cũng như đa phương.

Nhìn vào Bảng 2.3, có thể dễ dàng nhận ra rằng hầu hết các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam đều là các khoản vay có lãi suất cố định từ 0 - 10%, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất phải nói đến các khoản nợ có lãi suất từ 1 - 2,99%. Nhìn chung, với mức lãi suất thấp cùng với thời gian vay nợ dài, gánh nặng từ các khoản nợ này tương đối nhỏ trong ngắn hạn.

Bảng 2.3. Tỷ trọng nợ nước ngoài của Việt Nam theo lãi suất giai đoạn 2002 – 2010 (%)

Năm

Lãi suất cố định Lãi suất thả nổi

Một phần của tài liệu Bàn về ngưỡng nợ công tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 27 - 28)