Sơ lược tình hình nợ công và tăng trưởng kinh tế trong thời gian gần đây ở các nước mới nổi và đang phát triển

Một phần của tài liệu Bàn về ngưỡng nợ công tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 35 - 49)

3. NGƯỠNG NỢ CÔNG TỐI ƯU ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: MỘT SỐ PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VÀ HÀM Ý CHO

3.1.2. Sơ lược tình hình nợ công và tăng trưởng kinh tế trong thời gian gần đây ở các nước mới nổi và đang phát triển

gian gần đây ở các nước mới nổi và đang phát triển

Bước sang thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Toàn cầu hóa trở thành xu hướng chung thể hiện ở sự gia tăng các quan hệ thương mại quốc tế và đưa nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn cạnh tranh toàn cầu. Điều này đã mang đến những cơ hội phát triển kinh tế cho các quốc gia, thúc đẩy họ tham gia mạnh mẽ, tích cực vào các liên minh kinh tế quốc tế và vào quá trình chuyển giao khoa học công nghệ, góp phần khai thác và sử dụng tài nguyên hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, xu hướng trên cũng mang đến những thách thức lớn cho những quốc gia đang phát triển. Nó tạo ra những mâu thuẫn giữa kinh tế với chính trị, xã hội, làm suy giảm tính độc lập và chủ quyền quốc gia, dẫn tới sự phụ thuộc giữa các

nước, đặc biệt là sự phụ thuộc quá mức của những nước đang phát triển vào các trung tâm kinh tế lớn. Bên cạnh đó, những rủi ro kinh tế cũng ngày càng gia tăng. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, thế giới đã xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng lớn nghiêm trọng, có thể kể đến cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ năm 2007, khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới năm 2008, hay khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2010,… Chính sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế đã làm cho tác động của những cuộc khủng hoảng này lan truyền nhanh chóng tới mọi quốc gia trên thế giới, dẫn đến sự giảm sút trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người dân. Hệ quả của tình trạng trên là rất nhiều doanh nghiệp đã phá sản và tỷ lệ thất nghiệp bị đẩy lên rất cao tại nhiều quốc gia; cùng với đó, chi tiêu và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.

Trong bối cảnh chung ấy, mỗi khu vực, mỗi quốc gia lại có những đặc điểm riêng biệt. Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể bối cảnh kinh tế tại những quốc gia mới nổi và đang phát triển trên thế giới trong giai đoạn 2001-2013, trong đó tập trung vào nghiên cứu các khía cạnh là tăng trưởng kinh tế, chi tiêu chính phủ và tỷ lệ nợ công của những nước này.

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng và phổ biến nhất để đánh giá các nền kinh tế. Nhìn chung, trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI, các nước mới nổi và đang phát triển đã đạt được rất nhiều những thành tựu ấn tượng về tăng trưởng. Đặc biệt, trong giai đoạn 2001-2008, các quốc gia này tăng trưởng rất nhanh và mạnh mẽ, tiêu biểu là các quốc gia ở khu vực châu Á. Ví dụ, tốc độ tăng trưởng bình quân của Trung Quốc và Ấn Độ giai đoạn này lên tới mức rất cao, lần lượt là 10,7% và 7,1%, do chính phủ các nước này đã thực hiện hàng loạt những chính sách cải cách mạnh mẽ trong nước và mở rộng đối ngoại, bên cạnh những điều kiện thuận lợi sẵn có về tài nguyên và lao động. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của

khủng hoảng kinh tế thế giới, từ sau năm 2008, tốc độ tăng trưởng của các nước đã giảm đi rõ rệt. Từ năm 2010, các nền kinh tế dần cho thấy dấu hiệu phục hồi, nhưng đây là sự phục hồi không đồng đều thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các khu vực có nhiều sự khác biệt.

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chi tiêu chính phủ hay nợ công cũng là nhân tố quan trọng và có tác động lớn đến nền kinh tế. Tùy thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà nó sẽ có tác động kìm hãm hay thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhìn chung, chi tiêu của chính phủ tại các quốc gia mới nổi và đang phát triển có xu hướng tăng cao trong thời gian qua, và vượt cao hơn nhiều so với thu ngân sách. Mặc dù vậy, do yêu cầu phải bắt kịp với trình độ phát triển chung của thế giới, những quốc gia này vẫn buộc phải gia tăng vay nợ để đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh đó, chính phủ các quốc gia đang có xu hướng ngày càng gia tăng mức độ kiểm soát đối với nền kinh tế, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng 2008, do lo ngại về khả năng tự điều tiết của thị trường. Cụ thể, để đối phó với cuộc khủng hoảng này, nhiều quốc gia mới nổi và đang phát triển đã tung ra những gói kích cầu lớn nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, do chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, chính phủ các nước châu Âu đã phải chi rất nhiều tiền để kích thích kinh tế cũng như cứu nguy cho những thể chế tài chính, khiến nợ công tăng vọt lên tới đỉnh điểm và làm bùng phát cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2010, khởi đầu từ Hy Lạp. Tuy nhiên, nợ công tại các quốc gia này đang có xu hướng giảm đi trong các năm gần đây, do những chính sách đã phát huy tác dụng.

Như vậy, nhìn chung, trong giai đoạn 2001-2013, nền kinh tế thế giới đã diễn biến khá phức tạp với những mảng màu sáng tối đan xen, trong đó các nước mới nổi và đang phát triển được coi là một điểm sáng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, tỉ lệ nợ công tăng cao có thể dẫn đến

những bất lợi trong môi trường kinh tế vĩ mô, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này trong tương lai.

3.2. Ước lượng hiệu ứng ngưỡng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế

3.2.1. Xây dựng mô hình

Để đánh giá ảnh hưởng của nợ công và xác định hiệu ứng ngưỡng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế, tương tự như Greenidge và cộng sự (2012), chúng tôi thiết lập mô hình dữ liệu mảng như sau:

yit = α1t (Dit ≤ D*) + α2t (Dit > D*) + β1tXit (Dit ≤ D*) + β2tXit (Dit > D*) + β3tDit (Dit ≤ D*) + β4tDit (Dit > D*) + eit (1)

trong đó, yit là tăng trưởng GDP thực tế; Xit là véc-tơ các biến số kiểm soát có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế; Dit là tỷ lệ nợ công/GDP, và D* là ngưỡng nợ công mà chúng ta đang cần xác định. Do đó, (Dit < D*) là

một hàm chỉ tiêu.

Mô hình (1) cho biết khá nhiều thông tin về cả ảnh hưởng của tỷ lệ nợ công động lẫn các yếu tố quyết định tăng trưởng khác. Tuy nhiên, nó không cho phép đánh giá một cách chính xác về ý nghĩa thống kê của các ngưỡng thông qua khoảng tin cậy. Để khắc phục vấn đề này, tương tự như Hansen (1996, 2000), chúng tôi xây dựng mô hình cơ bản chỉ bao gồm ảnh hưởng ngưỡng nợ công như sau:

yit = γ1(1 – IitD*)(Dit – D*) + γ2 IitD* (Dit – D*) + τT + vi + θXit + eit

IitD* = 1 : Dit > D* ;i = 1,…, N t = 1,…, T

0 : Dit < D* (2)

Trong đó, D* là ngưỡng nợ công được tính theo tỷ lệ phần trăm so với GDP; I là biến giả được gán giá trị bằng 1 nếu tỷ lệ nợ công của quốc gia i

tại thời điểm t lớn hơn D*, và bằng 0 trong các trường hợp khác; T và vi

biểu thị hiệu ứng cố định theo thời gian và hiệu ứng cố định theo không gian không quan sát được, chúng kiểm soát ảnh hưởng của các biến số khác đối với tăng trưởng kinh tế của một quốc gia theo thời gian và không gian

nhưng không quan sát được; và Xi là véc-tơ kiểm soát ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô quan trọng khác đến tăng trưởng kinh tế tại các ngưỡng nợ công. Mô hình (2) cho phép ước lượng ảnh hưởng ngưỡng của nợ công (Threshold Effect) đến tăng trưởng kinh tế. Khi nợ công nằm dưới mức ngưỡng thì γ1 sẽ được ước lượng, và khi nợ công lớn hơn ngưỡng thì γ2 sẽ được ước lượng. Nếu tồn tại ảnh hưởng ngưỡng của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế thì γ1 được kỳ vọng dương và γ2 được kỳ vọng âm.

Mô hình (2) cũng cho phép xem xét ảnh hưởng của các biến số kinh tế vĩ mô tại các ngưỡng nợ công xác định. Trên thực tế, các biến số quyết định tăng trưởng kinh tế được đưa vào mô hình thường khác nhau qua các nghiên cứu thực nghiệm, và thường được lựa chọn phù hợp với bối cảnh của từng khu vực hay quốc gia. Nhìn chung, các biến số này bao gồm: độ mở của nền kinh tế (thương mại), tỷ lệ lạm phát, tổng đầu tư, chi tiêu chính phủ, và tăng trưởng dân số. Ngoài ra, tương tự như Caner và cộng sự (2010), để kiểm soát vấn đề bỏ sót biến và quan hệ nhân quả ngược, biến GDP bình quân đầu người được đưa thêm vào mô hình ước lượng trong tập các biến số kiểm soát.

Ở đây, các mô hình hiệu ứng cố định một chiều sẽ được thực hiện. Tuy nhiên, về mặt thực nghiệm, các mô hình số liệu hỗn hợp (POLS), hiệu ứng cố định (Fixed Effect, FE) và hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effect, RE) sẽ được so sánh và lựa chọn thông qua các kiểm định dạng hàm và kiểm định sau ước lượng, ví dụ như kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FE và RE. Mặt khác, ngưỡng nợ công tối ưu là không quan sát được, do vậy chúng tôi bắt đầu với mức ngưỡng 10% và sau đó tăng dần thêm 1% cho tới mức ngưỡng 120% [Phạm Thế Anh và cộng sự, 2014]. Các giá trị ngưỡng D* theo đó nhận các giá trị trong khoảng {10%, 11%, …, 120%} đối với mẫu gồm tất cả các quốc gia mới nổi và đang phát triển trên thế giới. Bên cạnh

đó, khi tiến hành ước lượng với mẫu nhỏ hơn chỉ bao gồm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, các giá trị ngưỡng D* được ước lượng sẽ nhận giá trị trong khoảng {12%, 13%, …, 90%}. Hai khoảng này bao phủ tới xấp xỉ 90% phân phối của hai mẫu tương ứng.

3.2.2. Dữ liệu và biến

Để phục vụ cho mục đích phân tích, dữ liệu mảng về nợ công của các quốc gia mới nổi và đang phát triển trên thế giới trong vòng 13 năm qua, giai đoạn 2001-2013, sẽ được thiết lập. Dữ liệu nguồn theo đó chủ yếu được trích xuất từ cơ sở dữ liệu của IMF, và một vài biến số từ nguồn của WB. Ban đầu, tất cả các quốc gia mới nổi và đang phát triển theo phân loại của IMF được lựa chọn. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt dữ liệu, một số quốc gia được loại khỏi mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, một số quốc gia khác cũng được loại khỏi mẫu do đặc điểm tăng trưởng và nợ công không mang tính đại diện, phương sai biến động quá mạnh, nằm ngoài phân phối mẫu. Ví dụ như, các quốc gia có tỷ lệ nợ công luôn ở mức rất cao hoặc tốc độ tăng trưởng thực tế luôn âm, hay một số quốc gia xuất khẩu dầu mỏ với tỷ lệ nợ công luôn ở mức rất thấp.

Cuối cùng, cơ sở dữ liệu mảng được xây dựng bao gồm 73 quốc gia mới nổi và đang phát triển trên thế giới giai đoạn 2001-2013. Do hạn chế về mặt số liệu nên chỉ 868 quan sát (73 quốc gia) trong giai đoạn 2001- 2012 có đầy đủ thông tin và được ước lượng (xem Phụ lục 3). Bên cạnh đó, từ bộ số liệu 73 nước này, chúng tôi đã tiến hành lọc ra 19 quốc gia thuộc nhóm có thu nhập trung bình thấp [WB, 2013] để thu được một mẫu đồng đều hơn với nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam hơn nữa, từ đó có thể dễ dàng đề xuất ngưỡng nợ công tối ưu cho Việt Nam (xem Phụ lục 4). Vì vậy, mẫu dữ liệu mảng bao gồm 19 quốc gia có thu nhập trung bình thấp trên thế giới trong giai đoạn 2001-2013 (bao gồm 243 quan sát) cũng được

ước lượng theo như phương trình (2). Các biến số được sử dụng trong mô hình được trích xuất từ cơ sở dữ liệu của IMF gồm: tăng trưởng GDP thực tế, tỷ lệ lạm phát bình quân năm, chi tiêu chính phủ tính theo phần trăm GDP, tỷ lệ đầu tư tính theo phần trăm GDP, và tổng nợ công tính theo phần trăm GDP. Dữ liệu về GDP bình quân đầu người và xuất nhập khẩu (độ mở thương mại tính bằng tổng xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP) được khai thác từ cơ sở dữ liệu của WB.

3.2.3. Kết quả phân tích thực nghiệm

3.2.3.1. Thống kê mô tả

Bảng 3.1. Chỉ tiêu thống kê mẫu 73 quốc gia mới nổi và đang phát triển giai đoạn 2001-2012

Biến số Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát Tăng trưởng GDP thực tế (%) 5,009 63,38 -14,84 4,783 866 Nợ công (% GDP) 51,258 227,34 0,78 38,215 866 Chi tiêu chính phủ (% GDP) 29,108 69,05 8,18 9,760 866 Tỉ lệ lạm phát bình quân năm (%) 7,691 357,28 -17,22 15,420 866 Đầu tư (% GDP) 23,963 80,36 1,37 8,848 866 Độ mở thương mại (% GDP) 88,296 223,07 20,96 39,900 866

Năm Tăng trưởng GDP (%) Nợ công (% GDP) Chi tiêu chính phủ (% GDP) Lạm phát (%) Đầu tư (% GDP) Độ mở thương mại (% GDP) 2001 4,689 67,349 28,276 14,063 22,586 84,718 2002 4,069 67,965 28,629 7,998 22,218 83,336 2003 4,991 66,105 28,468 7,749 23,318 84,988 2004 6,739 61,984 27,655 6,588 23,346 88,074 2005 5,820 56,013 27,656 6,320 23,599 89,101 2006 6,592 49,645 27,639 6,386 23,698 90,471 2007 6,958 43,845 28,165 6,463 24,787 92,406 2008 5,510 41,922 29,362 10,92 25,571 93,590 2009 1,070 42,825 31,512 6,345 23,914 82,316 2010 5,102 40,413 30,635 5,390 24,434 86,775 2011 4,628 40,084 30,243 7,765 24,493 92,050 2012 3,896 38,273 31,018 6,709 25,496 91,449 Bình quân 5,009 51,258 29,108 7,691 23,963 88,296

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu.

Kết quả thống kê mô tả trong Bảng 3.1 đã cho thấy thành quả tăng trưởng của các quốc gia mới nổi và đang phát triển trên toàn thế giới ở mức khá trong vòng 13 năm qua, trung bình đạt xấp xỉ 5%. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát ở các quốc gia này cũng ở mức khá cao, trung bình khoảng 7,7%. Mặt khác, chi tiêu chính phủ của các quốc gia mới nổi và đang phát triển cũng có xu hướng gia tăng. Điều này dường như cho thấy các quốc gia đang mong muốn can thiệp nhiều hơn và sử dụng nhiều vốn hơn để thúc đẩy tăng trưởng và ổn định nền kinh tế trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ công/GDP bình quân của các quốc gia đã tăng cao ở mức báo động, trên 51% GDP. Đây là mức nợ công mà IMF thường cảnh báo các quốc gia bởi nó có thể gây nguy hại cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng đã liên tục được cải thiện từ mức 4,7% đầu thập niên 2000 lên tới mức xấp xỉ 7% vào năm 2007, nhưng sau đó

giảm đi đáng kể do cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây. Cụ thể, mức tăng trưởng bình quân của 73 quốc gia mới nổi và đang phát triển trên thế giới đã rớt xuống chỉ còn hơn 1% vào năm 2009. Hiện nay, mặc dù đã có sự cải thiện tăng trưởng từ sau khủng hoảng nhưng dường như điều này là chưa bền vững (xem Bảng 3.1). Điều này gợi ý rằng kết quả ước lượng có thể chỉ ra hiệu ứng tiêu cực đáng kể theo thời gian, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng gần đây. Bên cạnh đó, xu hướng gia tăng của chi tiêu chính phủ có thể kích hoạt sự gia tăng nợ công quốc gia, và theo đó có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Do vậy, các biến số đại diện cho chi tiêu chính phủ và môi trường lạm phát được kỳ vọng mang dấu âm, trong khi các biến số đại diện cho đầu tư tư nhân và thương mại của nền kinh tế được kỳ vọng mang dấu dương.

Bảng 3.2. Chỉ tiêu thống kê mẫu 19 quốc gia thu nhập trung bình thấp giai đoạn 2001-2013

Biến số Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát Tăng trưởng GDP thực tế (%) 5,100 17,930 -14,8 3,133 243 Nợ công (% GDP) 49,893 204,370 8,580 30,306 243 Chi tiêu chính phủ (% GDP) 29,831 67,990 14,550 9,562 243 Tỉ lệ lạm phát bình quân năm (%) 7,3149 32,910 -0,31 5,441 243 Đầu tư (% GDP) 25,392 62,350 1,370 9,111 243 Độ mở thương mại (% GDP) 95,834 209,880 25,540 37,950 243 Năm Tăng trưởng GDP (%) Nợ công (% GDP) Chi tiêu chính phủ (% GDP) Lạm phát (%) Đầu tư (% GDP) Độ mở thương mại

Một phần của tài liệu Bàn về ngưỡng nợ công tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 35 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w