EURO LIBOR 6 tháng

Một phần của tài liệu Bàn về ngưỡng nợ công tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 28 - 32)

6 tháng

Lãi suất thả nổi của NIB

EURO LIBOR 6 tháng 6 tháng 2002 0,68 73,65 19,91 4,39 1,37 2003 0,66 80.68 13,15 4,18 1,24 0,09 2004 0,73 82,26 11,95 3,66 1,29 0,11 2005 0,8 77,5 11,34 8,8 1,28 0,11 0,17 2006 1,64 78,33 10,42 7,92 1,31 0,1 0,28 2007 1,73 80,59 8,64 6,54 2,14 0,02 0,34 2008 1,36 82,23 8,23 4,89 2,69 0,6

2009 1,18 80,71 6,28 3,84 7,22 0,77

2010 2,02 76.42 7,73 6,79 6,46 0,58

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm nghiên cứu từ các Bản tin nợ nước ngoài 1-7, MoF.

Song, Việt Nam đã thoát khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp vài năm nay, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc quy mô cũng như tỷ trọng của các khoản vay mang tính chất ưu đãi như trên sẽ ngày một giảm đi. Nếu tiếp tục muốn vay, chúng ta phải chấp nhận những khoản vay có lãi suất cao hơn nhiều so với trước. Cụ thể, nếu như các khoản nợ có lãi suất thấp dưới 4% chiếm 83,59% vào năm 2008, thì vào năm 2009, năm mà chúng ta chính thức thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 81,89% và chỉ còn 78,44% vào năm 2010. Trong khi đó, các khoản nợ có lãi suất cao lại có xu hướng tăng trưởng nhanh. So sánh năm 2009 với 2010, nếu như tổng quy mô nợ nước ngoài của năm 2010 so với năm 2009 tăng 16,35% và các khoản nợ có lãi suất nhỏ hơn 4% chỉ tăng 11,45%, thì các khoản nợ có lãi suất 5 - 5,99% lại tăng đến 43,2% và các khoản nợ có lãi suất từ 6 - 10% tăng đến 105,72%. Trong tương lai, nếu xu hướng gia tăng nhanh của các khoản nợ nước ngoài có lãi suất cao còn tiếp tục tiếp diễn thì sức ép từ việc trả nợ sẽ rất lớn.

Bên cạnh đó, nhìn vào các khoản nợ có lãi suất thả nổi, cũng có thể thấy rằng tỷ trọng các khoản nợ này đang có xu hướng tăng theo thời gian (xem Bảng 2.3).

Hình 2.6. Cơ cấu Trái phiếu chính phủ và chính phủ bảo lãnh theo kỳ hạn và lãi suất tại Việt Nam tính đến năm 2014

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm nghiên cứu từ nguồn số liệu của HNX.

Trong những năm gần đây, Việt Nam có xu hướng tăng nợ trong nước thay cho nợ nước ngoài (xem chi tiết tại Phụ lục 2). Sự gia tăng tỷ trọng cũng như quy mô của các khoản nợ trong nước đang ẩn chứa những rủi ro lãi suất rất lớn bởi hầu hết các khoản nợ trong nước đều được huy động

thông qua trái phiếu Chính phủ và trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh với thời hạn ngắn dưới 15 năm và lãi suất cao. Số liệu trong Hình 2.6 cho thấy, trong thời gian qua, trái phiếu chính phủ của Việt Nam được phát hành dưới dạng trái phiếu có thời hạn trung bình từ 2 - 5 năm chiếm đến 90,75% tổng giá trị các đợt phát hành trái phiếu chính phủ tính tới thời điểm hiện tại. Lãi suất của các trái phiếu này đều rất cao, hầu hết đều từ 10% trở lên.

2.4.2.3. Tỷ giá

Một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng khác ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô nợ công chính là tỷ giá. Tỷ giá là yếu tố chủ yếu tác động đến quy mô nợ nước ngoài của quốc gia, do hầu hết các khoản nợ nước ngoài của các quốc gia đi vay đều được tài trợ dưới dạng các ngoại tệ, vì vậy, khi trả nợ, họ cũng phải thanh toán bằng ngoại tệ. Khi đồng nội tệ bị mất giá, tỷ giá nội tệ trên ngoại tệ tăng lên, khiến quy mô nợ phải trả cũng tăng.

Nếu phân chia nợ công nước ngoài theo chủ nợ, các chủ nợ chủ yếu của Việt Nam là Nhật Bản (34,5%), WB (28,8%), ADB (15,5%) và Nga (9,8%). Với cơ cấu chủ nợ như vậy, nợ nước ngoài của Việt Nam do đó chủ yếu dựa trên các đồng tiền mạnh như JPY, USD, SDR và EUR (xem chi tiết tại Phụ lục 2).

Với xu hướng lên giá hiện nay của các đồng tiền mạnh, rủi ro tỷ giá tiềm ẩn đối với các khoản nợ công nước ngoài của Việt Nam là rất lớn. Trong thời gian qua, chúng ta đã phải chứng kiến hàng loạt các đợt phá giá, mà nổi bật nhất là đợt phá giá đồng Việt Nam lên tới 9,3% năm 2011 và sau đó là 3 đợt phá giá khác vào các năm 2013, 2014 và mới đây nhất là đầu năm 2015, mỗi lần 15%. Điều này đã khiến đồng Việt Nam bị mất giá mạnh so với các đồng tiền khác (xem Bảng 2.4). Trong bối cảnh có đến gần 50% nợ công là nợ nước ngoài, việc tỷ giá VNĐ/USD tăng đã, đang và sẽ còn tiếp tục gây áp lực lên khả năng trả nợ của chúng ta.

Bảng 2.4. Tỷ giá áp dụng tính nợ nước ngoài so với 1 USD (2002-2013)

VNĐ/USD JPY/USD SDR/USD EUR/USD

31/12/02 15.337 124,26000 0,67000 1,08000 31/12/03 15.602 108,87000 0,67554 0,84000 31/12/04 15.717 102,57000 0,64391 0,75000 31/12/05 15.863 119,79000 0,68690 0,85000 31/12/06 16.055 116,30000 0,66035 0,77000 31/12/07 16.145 108,44000 0,62903 0,67000 31/12/08 16.494 95,17000 0,66929 0,77000 31/12/09 17.171 89,90052 0,62105 0,68473 31/12/10 18.932 84,11979 0,65540 0,76103 31/12/11 20.803 77,91386 0,64451 0,75104 31/12/12 20.828 82,32410 0,65154 0,76924 31/12/13 21.036 102,52000 0,65272 0,73421

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu từ các Bản tin nợ nước ngoài 1-7, Bản tin nợ công 1-3, MoF.

Những phân tích trên cho thấy, tính bền vững của nợ công Việt Nam đang bị đe dọa. Tình hình thâm hụt ngân sách kéo dài trong suốt những năm qua là một trong số những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tăng tốc của nợ công. Thêm vào đó, mối đe dọa còn đến từ thực trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại. Mặt khác, việc Việt Nam đã thoát khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp đang khiến các khoản viện trợ nước ngoài có xu hướng giảm dần, thay vào đó là các khoản nợ với lãi suất cao hơn và thời gian đáo hạn ngắn hơn. Cùng với đó, các đợt phá giá liên tục đồng nội tệ đang đặt áp lực lớn lên nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam. Do vậy, nợ công rất có thể sẽ trở thành một trong những nhân tố nguy hiểm nhất kéo lùi tăng trưởng kinh tế của nước ta.

Một phần của tài liệu Bàn về ngưỡng nợ công tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 28 - 32)