- Lập dàn ý cho một số đề văn thuyết minh.
Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh. - Biết viết văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác, hấp dẫn.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức
- Yêu cầu về tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng
- Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh qua các ví dụ cụ thể.
- Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác, hấp dẫn.
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Tìm hiểu chung 1. Tìm hiểu chung
- Cần rút ra những kiến thức về tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh qua việc tìm hiểu, phân tích các ví dụ cụ thể.
+ Tính chuẩn xác: các nội dung trình bày cần khách quan, khoa học, đáng tin cậy.
+ Tính hấp dẫn: văn bản thuyết minh cần phải hấp dẫn để thu hút sự chú ý theo dõi của người đọc, người nghe.
+ Một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác của văn bản thuyết minh: cần tìm hiểu thấu đáo vấn đề trước khi viết, cần thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các ý kiến của chuyên gia và cơ quan có thẩm quyền về vấn đề thuyết minh, các số liệu, cứ liệu cần cập nhật,...
+ Một số biện pháp đảm bảo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh: đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động; so sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu trí nhớ người đọc; câu văn biến hoá, tránh đơn điệu, phối hợp nhiều loại kiến thức để soi rọi đối tượng từ nhiều mặt.
- Mức độ nắm bắt kiến thức của bài học: thông qua việc hiểu về tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh, tăng cường rèn luyện cách viết văn bản thuyết minh đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn.
2. Luyện tập
- Nhận diện và phân tích tính chuẩn xác, hấp dẫn của một số văn bản thuyết minh được giới thiệu trong SGK (hoặc lấy bên ngoài).
- Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn.
Ví dụ: Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh về một thể loại văn học, một tác giả, tác phẩm văn học.
3. Hướng dẫn tự học
Tựa "trích diễm thi tập"("Trích diễn thi tập" tự - Hoàng Đức Lương) ("Trích diễn thi tập" tự - Hoàng Đức Lương) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của tác giả trong việc bảo tồn di sản văn học của dõn tộc.
- Nắm được nghệ thuật lập luận của tác giả.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. Kiến thức 1. Kiến thức
- Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân và lời nhắc nhở các thế hệ sau hãy biết trân trọng và yêu quý di sản văn học của dân tộc mình.
- Cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện quan điểm của người viết một cách thuyết phục.
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Tìm hiểu chung 1. Tìm hiểu chung
- Hoàng Đức Lương là một trí thức giàu lòng yêu nước, coi nền văn hiến dân tộc như là một bộ phận cấu thành của ý thức độc lập dân tộc. Sưu tầm, biên soạn Trích diễm thi tập (tuyển tập những bài thơ hay) là một trong những minh chứng cụ thể và tiêu biểu nhất cho ý thức dân tộc. Việc biên soạn Trích diễm thi tập nằm trong trào lưu phục hưng dân tộc, phục hưng văn hoá của các nhà văn hoá nước ta ở thế kỉ XV.
- Lời tựa cho tập thơ này được viết vào năm 1497.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Phần một: Lí do biên soạn Trích diễm thi tập.
+ Không do ý muốn chủ quan của tác giả mà là yêu cầu của thời đại.
+ Những nguyên nhân để thơ văn không lưu hành hết ở đời (bốn nguyên nhân chủ quan và hai nguyên nhân khách quan).
- Phần hai: Thuật lại quá trình hình thành Trích diễm thi tập, nội dung và kết cấu tác phẩm.
+ Động cơ làm Trích diễm thi tập: Đau xót trước thực trạng văn bản thơ ca của dân tộc, thấy lòng tự tôn dân tộc bị tổn thương.
+ Những khó khăn khi biên soạn: Thư tịch cũ không còn, tác giả phải nhặt nhạnh, hỏi quanh... rồi phân loại, chia quyển.
+ Nội dung và kết cấu gồm sáu quyển chia hai phần: phần chính là thơ ca của tác gia thời Trần, đầu Lê; phần phụ lục là thơ ca của Hoàng Đức Lương.
b) Nghệ thuật
- Cách lập luận chặt chẽ.
- Sự hòa quyện giữa chất trữ tình và nghị luận. c) ý nghĩa văn bản
Niềm tự hào sâu sắc, lũng yờu nước và ý thức trách nhiệm cao trong việc trân trọng bảo tồn di sản văn học của dân tộc.
3. Hướng dẫn tự học
Nhận xét nào dưới đây là chính xác nhất về sức thuyết phục của bài Tựa "Trích diễm thi tập"?
A. Văn phong sắc sảo, tỉnh táo.
B. Sự kết hợp hài hoà giữa chất trữ tình và nghệ thuật nghị luận. C. Dẫn chứng sinh động.
Đọc thêm: