Lập luận trong văn nghị luận I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM (Trang 89 - 90)

- Bài học là sự củng cố những kiến thức về văn bản nghị luận đã học ở THCS, thông qua luyện tập để rút ra các kiến thức về dàn ý của bài văn nghị luận:

Lập luận trong văn nghị luận I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm vững yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận trong văn nghị luận. - Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận. - Các yêu cầu xây dựng lập luận trong văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong một số đoạn văn, bài văn nghị luận.

- Nhận diện các thao tác trong đoạn văn, bài văn nghị luận.

- Viết đoạn văn nghị luận triển khai một luận điểm cho trước theo các luận cứ, thao tác và phương pháp lập luận phù hợp.

III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Tìm hiểu chung 1. Tìm hiểu chung

- Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS.

- Qua luyện tập, rút ra các kiến thức về lập luận trong bài văn nghị luận:

+ Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận: lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (người đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (người viết) muốn đạt tới.

+ Các yêu cầu xây dựng lập luận trong văn nghị luận: để xây dựng lập luận cần xác định luận điểm chính xác, các luận cứ thuyết phục, vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí.

2. Luyện tập

- Nhận diện, phân tích luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận qua một số văn bản nghị luận (trong SGK hoặc được cung cấp).

- Xây dựng lập luận

Ví dụ: Xây dựng lập luận để triển khai các luận điểm sau:

+ Màu xanh của những cánh rừng đang dần mất đi trên hành tinh của chúng ta. + Văn học dân gian là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.

3. Hướng dẫn tự học

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w