Các lệnh cơ bản

Một phần của tài liệu Hệ thống phân loại sản phẩm dùng đọc mã vạch và điều khiển biến tần trong mạng CC link (Trang 67 - 69)

2.4.2.1. Lệnh LD (load)

Lệnh LD dùng để đặt một công tắc logic thường mở vào chương trình. Trong chương trình dạng ladder, lệnh LD thể hiện công tắc logic thường mở đầu tiên nối trực tiếp với đường bus bên trái của một nhánh chương trình hay công tắc thường

mở đầu tiên của một khối logic.

Ngõ ra Y0 đóng khi công tắc X0 đóng, hay ngõ vào X0 = 1.

2.4.2.2. Lệnh LDI (Load Inverse)

Lệnh LDI dùng để đặt một công tắc logic thường đóng vào chương trình. Trong chương trình dạng ladder, lệnh LDI thể hiện công tắc logic thường đóng đầu tiên nối trực tiếp với đường bus bên trái của một nhánh chương trình hay công tắc thường mở đầu tiên của một khối logic.

Ví dụ:

Ngõ ra Y0 mở khi công tắc X0 hở, hay ngõ vào X0 = 0.

2.4.2.3. Lệnh OUT

Lệnh OUT dùng để đặt một rơ – le logic vào chương trình. Trong chương trình dạng ladder, lệnh OUT ký hiệu bằng “( )” được nối trực tiếp với đường bus phải. Lệnh OUT sẽ được thực hiện khi điều khiển phía bên trái của nó thỏa mãn. Tham số (toán hạng bit) của lệnh OUT không duy trì được trạng thái (không chốt); trạng thái

của nó giống với trạng thái của nhánh công tắc điều khiển. Ví dụ:

Ngõ ra Y0 = ON khi công tắc logic thường mở X0 đóng (X0 = 1); ngõ ra Y0 = OFF khi công tắc logic thường mở X0 hở (X0 = 0).

2.4.2.4. Lệnh SET

Lệnh SET dùng để đặt trạng thái của tham số lệnh (chỉ cho phép toán hạng bit) lên logic 1 vĩnh viễn (chốt trạng thái 1). Trong chương trình dạng Ladder, lệnh SET luôn luôn xuất hiện ở cuối n , phía bên phải của công tắc cuối cùng trong nhánh, và được thi hành khi điều kiện logic của tổ hợp các công tắc bên trái được thoả mãn.

Ví dụ:

Khi ngõ vào X1 có logic 1 thì cờ M10 được chốt ở trạng thái 1 và được duy trì ở trạng thái đó, M10, sau đó được dùng để kích thích ngõ ra Y0. Như vậy, ngõ ra Y0 được kích lên logic 1 và duy trì đó dù ngõ vào X0 đã chuyển sang trạng thái logic 0.

2.4.2.5. Lệnh RST (ReSet)

Lệnh RST dùng để đặt trạng thái của tham số lệnh (chỉ co phép toán hạng bit) về logic 0 vĩnh viễn (chốt trạng thái 0). Trong chương trình dạng Ladder, lệnh RST luôn luôn xuất hiện ở cuối nhánh , phía bên phải của công tắc cuối cùng trong nhánh, và được thi hành khi điều kiện logic của tổ hợp các công tắc bên trái được thỏa mãn. Tác dụng của lệnh RST hoàn toàn ngươc với lệnh SET.

Ví dụ:

Ngõ ra Y0 có logic 1 khi X0 có logic 1, trạng thái Y0 là 0 khi X1 có logic 1. Công tắc thường đóng X0 và X1 có tác dụng khóa lẫn tránh trường hợp cả hai công

trường hợp này xảy ra (không có mạch khoá lẫn) thì trạng thái của Y0 là 0 vì PLC thực hiện trạng thái ngõ ra ở cuối chu kì quét.

2.4.2.6. Lệnh PLS (Pulse)

Kích xung khi có cạnh tác động lên. Ví dụ:

2.4.2.7. Lệnh PLF (Pulse Falling)

Kích xung khi có cạnh tác động xuống. Ví dụ :

Một phần của tài liệu Hệ thống phân loại sản phẩm dùng đọc mã vạch và điều khiển biến tần trong mạng CC link (Trang 67 - 69)