Hiện nay, phố biến với hệ thống quét mã ở nước ta là mã vạch, RFID và công nghệ QR.
a. Công nghệ mã vạch. Đặc điểm:
- Mã vạch là sự thể hiện thông tin trực quan của dữ liệu dưới các dạng nhìn thấy trên bề mặt sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được.
- Mã vạch có thể được đọc bởi máy quét mã vạch, hoặc từ các máy có phần mềm đọc mã vạch chuyên dụng.
Ưu điểm:
- Barcode ra đời dựa vào nhu cầu tự động hóa quy trình của một chuỗi hàng hóa, trải qua rất nhiều giai đoạn hình thành và phát triền nó đã đóng góp một vai trò cực kỳ lớn trong nền công nghiệp hàng hóa của toàn cầu. Barcode có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với RFID như:
- Dễ dàng sử dụng với kích thước nhỏ hơn và nhẹ hơn so với thẻ RFID
- Chi phí ít tốn kém, đặc biệt là các mã vạch được in trực tiếp lên bao bì, chỉ tốn chi phí mực in nên rất tiết kiệm so với RFID
- Thông tin mã vạch thể hiện chính xác dù in trên nhiều vật liệu khác nhau. - Mã vạch là một cổng nghệ có chuẩn thế giới cho các sản phẩm bán lẽ (mã EAN), nghĩa là có thể kiểm tra chính xác xuất xứ sản phẩm.
- Ngày nay, mã vạch là công nghệ cực kỳ phổ biến và có mặt ở rất nhiều lĩnh vực và hầu hết mọi mặt hàng đều được quản lý bởi mã vạch.
- Bên cạnh những ưu điểm vượt trội so với công nghệ RFID thì Barcode còn có khá nhiều hạn chế, chính những điều này mà một số chuyên gia dự đoán tương lai thì Barcode sẽ vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của RFID.
- Máy quét mã vạch cần phải có một tia quét hoặc vùng quét hướng tới mã vạch thì mới có thể đọc được mã vạch đó.
- Khoảng cách giữa mã vạch và máy quét không quá xa, tùy vào máy quét mà khoảng cách này có thể linh động. Ngày này có một số máy quét đặc biệt thì khả năng quét xa nhất là 10m. Còn lại thì các máy quét thông thường khoảng cách đó trong khoảng 5-30cm.
- Mã vạch không có khả năng ghi hay thay đổi thông tin, chỉ lưu được thông tin duy nhất cho một mã vạch.
b. Công nghệ QR code: Đặc điểm:
- QR Code (Quick Response Code – mã phản hồi nhanh) hay còn được gọi là Matrix-barcode (Mã vạch ma trận), là dạng mã vạch 2 chiều có thể được đọc bởi máy đọc mã vạch hoặc điện thoại thông minh, máy tính bảng…
- Điểm nổi trội của QR code nằm ở khả năng lưu trữ, nếu mã vạch cũ chỉ ghi nhớ được 20 chữ số thì QR cho phép chứa đựng thông tin hàng ngàn chữ số, nhờ vậy mà nó có thể mã hoá nhiều thông tin hơn.
- Mã QR có thể là một địa chỉ trang web, thời gian tổ chức sự kiện, thông tin liên hệ, địa chỉ email, … tuỳ thuộc vào thiết bị đọc mã mà nó sẽ dẫn bạn đến website đích, tự động gọi tới số điện thoại.
Ưu điểm:
- Khối lượng thông tin lưu trữ lớn. - Thông tin đa dạng.
- Dễ quét, tiết kiệm thời gian.
- Không yêu cầu thiết bị chuyên dụng, chỉ cần 1 chiếc smartphone cũng có thể dùng để quét được mã QR.
- Chỉ đọc được khi có mạng.
- Khó khăn với những người lần đầu sử dụng.
c. Công nghệ RFID: Đặc điểm:
- RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng không tiếp xúc, sử dụng tần số radio. RFID được thiết kế nhằm cho phép thiết bị đọc ghi bắt dữ liệu trên thẻ thông minh và tự động chuyển các dữ liệu này sang hệ thống máy tính. - Hệ thống của công nghệ RFID gồm 3 bộ phận: thẻ RFID, thiết bị đọc thẻ RFID và các phần mềm vi tính.
Ưu điểm:
- Thẻ RFID không cần phải được đặt trong một đường ngắm với máy quét như mã vạch mà chỉ cần nằm trong vùng tần số phát ra của đầu đọc thẻ là được.
- Khả năng chứa nhiều thông tin với mức độ bảo mật cao, dữ liệu được mã hóa và có thể thiết lập mật khẩu bảo vệ.
- Lĩnh vực áp dụng rộng rãi và đặc biệt là quản lý con người, check in - out linh hoạt so với mã vạch.
Nhược điểm:
- Tuy nhiên, RFID không phải là một công nghệ dễ dàng triển khai và đánh bật được Barcode, bởi ngoài những ưu điểm mà nó có thì còn có nhiều đặc điểm cần phải được cải thiện và phát triển:
- Chi phí cho một hệ thống RFID là đắt đỏ rất nhiều so với công nghệ mã vạch thông thường.
- Đầu đọc RFID dễ xung đột khi đọc thẻ RFID đi qua kim loại hoặc chất lỏng. - Đầu đọc có thể phát ra tín hiệu tần số, vì thể nếu 2 đầu đọc phát ra 2 tần số thì một thẻ đi qua sẽ không biết liên lạc với đầu đọc nào.
Kết luận: Với những so sánh trên, nhóm em thấy những ưu điểm và nhược điểm của 3 công nghệ thu thập dữ liệu tự động là RFID, QR code và Barcode. Nên nhóm em đã quyết định áp dụng mã vạch Barcode vào mô hình do:
- Dễ dàng tạo mã vạch với các ứng dụng có sẵn - Loại mã vạch EAN-8
Mã EAN-8:
EAN-8 hay EAN.UCC-8 là phiên bản EAN tương đương của UPC-E trong ý nghĩa cung cấp một mã vạch có chiều rộng "ngắn" để sử dụng trên các loại bao bì hàng hóa nhỏ như bao thuốc lá chẳng hạn. Tuy nhiên giữa chúng có một số điểm khác biệt đáng kể. Về hình thức, với cùng một mật độ in thì mã vạch do EAN-8 tạo ra dài hơn một chút so với mã vạch do UPC-E tạo ra. Về nguyên lý, từ chuỗi số 8 số của UPC-E, người ta có thể chuyển ngược về chuỗi số 12 số của UPC-A, nhưng từ chuỗi 8 số của EAN-8, không có cách thức nào chuyển về chuỗi 13 số của EAN-13 hay 12 số của UPC-A. Về mặt mã hóa, EAN-8 mã hóa rõ ràng cả 8 số còn UPC-E chỉ mã hóa rõ ràng 6 số. Do vậy, có thể kết luận EAN-13 và UPC-A có sự chuyển đổi tương thích, nhưng UPC-E và EAN-8 thì tuyệt đối không có sự tương thích như vậy.
Hình 2. 26 Mã barcode EAN-8 (Nguồn : Internet)
Đặc trưng:
Chuỗi 8 số của EAN-8 được các tổ chức có thẩm quyền về mã vạch cung cấp trực tiếp. Điều này có một ưu thế là bất kỳ công ty nào có thể yêu cầu cung cấp bộ mã EAN-8 không phụ thuộc vào mã nhà sản xuất hay mã sản phẩm theo EAN-13. Mặt khuyết điểm của nó là các chuỗi số EAN-8 phải được lưu trữ trong mỗi cơ sở dữ liệu như là các mã sản phẩm riêng biệt bởi vì không có một phương thức nào để chuyển chuỗi số EAN-8 thành chuỗi số EAN-13 tương đương.
Mã hóa:
EAN-8 được mã hóa bằng cách sử dụng 3 bộ ký tự của EAN-13. EAN-8 cũng có số kiểm tra được tính theo cùng cách thức như của EAN-13. Giả sử người ta cần mã hóa chuỗi số có 7 chữ số "4234567", người ta tính số kiểm tra như sau:
Bảng 2. 6 Quy tắc đánh số mã vạch.
Để chia hết cho 10 thì cần bổ sung 1, do đó số kiểm tra bằng 1 và chuỗi số 8 số của EAN-8 sẽ là "42345671".
Cấu trúc:
Quy ước: Các bit có giá trị 1 được in bằng mực đen thành một đường thẳng đứng, các bit có giá trị 0 không được in (hoặc được in bằng mực trắng) thành một đường thẳng đứng có cùng độ rộng với bit có giá trị 1.
Mã vạch EAN-8 có cấu trúc như sau:
Các vạch bảo vệ trái, có giá trị nhị phân là 101.
Bốn số đầu được mã hóa theo quy tắc lẻ của mã hóa trong EAN-13. Các vạch bảo vệ trung tâm, có giá trị nhị phân 01010.
Ba số cuối và số kiểm tra được mã hóa như là chuỗi ngược trong mã hóa chẵn của EAN-13.
Các vạch bảo vệ phải, có giá trị nhị phân 101.
Các vạch bảo vệ và số được in tương tự như EAN-13 (không có số nào ở ngoài phần có vạch)