Tai nạn với vật liệu sinh học

Một phần của tài liệu QD 5188 BYT-huong-dan-phong-lay-nhiem-sars-cov-2-trong-co-so-kcb (Trang 108 - 113)

- 10 7 vi rút trong 10 phút

7. Tai nạn với vật liệu sinh học

A. Trong quá trình tiếp xúc chăm sóc với NB COVID-19, bạn có gặp tai nạn nào với dịch tiết cơ thể / dịch tiết hô hấp không?

■Nếu có, loại tai nạn nào?

□Tách chất lỏng sinh học / dịch tiết hô hấp trong màng nhầy của mắt

□Tách chất lỏng sinh học / dịch tiết đường hô hấp trong màng nhầy của miệng / mũi

□Tách chất lỏng sinh học / dịch tiết hô hấp trên da không còn nguyên vẹn □Đâm thủng / tai nạn sắc nhọn với bất kỳ vật liệu nào bị nhiễm chất lỏng sinh học / dịch tiết hô hấp

PHÂN LOẠI RỦI RO CỦA NVYT TIẾP XÚC VỚI SARS-CoV-2

1. Nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao

NVYT đã không trả lời „Luôn luôn, như khuyến nghị đối với các câu hỏi: - 5A1 - 5G, 6A - 6F

- Hoặc trả lời “Có” đến số 7.

2. Nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 thấp Tất cả các câu trả lời khác

Phần 1: Quản lý các NVYT tiếp xúc với SARS-CoV-2

Việc quản lý các NVYT tiếp xúc với SARS-CoV-2 thay đổi tùy theo phân loại rủi ro, như trên. Các khuyến nghị cho NVYT có nguy cơ lây nhiễm cao đối với SARS-CoV-2:

- Ngừng tất cả các tiếp xúc chăm sóc với NB trong khoảng thời gian 14 ngày sau ngày tiếp xúc cuối cùng với NB COVID-19 đã được xác nhận;

- Được xét nghiệm SARS-CoV-2;

- Cách ly trong 14 ngày trong một khu vực riêng.

Các cơ sở y tế nên:

- Cung cấp hỗ trợ tâm lý xã hội cho NVYT trong quá trình cách ly hoặc trong suốt thời gian bị bệnh nếu NVYT được xác nhận là nhiễm SARS-CoV-2;

- Hỗ trợ vật chất cho thời gian cách ly và trong thời gian bị bệnh (nếu không phải là tiền lương hàng tháng) hoặc gia hạn hợp đồng trong thời gian cách ly / bệnh;

- Cung cấp đánh giá về đào tạo KSNK cho nhân viên của cơ sở y tế, bao gồm cả NVYT có nguy cơ nhiễm cao sau thời gian cách ly 14 ngày.

Các khuyến nghị cho NVYT có nguy cơ lây nhiễm thấp đối với SARS-CoV-2:

- Tự theo dõi nhiệt độ và các triệu chứng hô hấp hàng ngày trong 14 ngày sau ngày tiếp xúc với NB COVID-19. Các NVYT nên gọi cho cơ sở y tế nếu họ phát hiện bất kỳ triệu chứng nào gợi ý COVID-19;

- Tăng cường phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc và giọt bắn khi chăm sóc cho tất cả NB mắc COVID-19 và biện pháp phòng chuẩn cho tất cả NB;

- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường không khí cho các thủ thuật có tạo khí dung trên tất cả các NB nghi ngờ và được xác nhận COVID-19;

- Tăng cường sử dụng hợp lý, chính xác và nhất quán các phương tiện PHCN;

- Áp dụng 5 thời điểm VST của WHO: trước khi chạm vào NB, trước khi thực hiện bất kỳ quy trình sạch hoặc vô trùng nào, sau khi chạm vào NB và sau khi chạm vào môi trường xung quanh của NB;

- Thực hiện vệ sinh hô hấp mọi lúc.

Ghi chú: * Tham khảo công cụ đánh giá nguy cơ lây nhiễm và quản lý NVYT phơi nhiễm với SARS-CoV-2 của Tổ chức Y tế thế giới.

Phụ lục 13:

YÊU CẦU VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG KHÍ CHO CÁC CƠ SỞ Y TẾ

Khu vực Thiết kế thông khí Hình thức xử lý khí thải

Khu vực nhân viên Thông khí tự nhiên Pha loãng Phân loại, sàng lọc NB Thông khí tự nhiên Pha loãng

Phòng chờ Thông khí tự nhiên Pha loãng

Nơi lấy mẫu xét nghiệm NB nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2

Thông khí tự nhiên Thông khí phối hợp

Pha loãng Lọc HEPA Đơn vị điều trị NB nhẹ và vừa Thông khí tự nhiên Pha loãng Đơn vị điều trị NB nặng và nguy

kịch Thông khí tự nhiên Thông khí cơ học Pha loãng Lọc HEPA Khu vực thu gom chất thải Thông khí tự nhiên Pha loãng Nhà đại thể/nhà xác Thông khí tự nhiên Pha loãng

Sơ đồ thông khí phối hợp:

Thông khí từ trên xuống (cụm quạt hỗ trợ kèm tháp hút gió). Quạt thông gió sẽ giúp dễ dàng kiểm soát tỷ lệ thông khí đạt chuẩn ACH theo yêu cầu và đảm bảo luồng khí từ trên xuống liên tục không đổi hướng.

Thông khí phối hợp

1. Không khí sạch từ bên ngoài 2. Tháp gió

3. Không khí trong phòng bệnh, phòng vệ sinh 4. Quạt thông gió

5. Chân không

Ở các nước khí hậu ẩm, do nhiệt độ và áp suất, luồng không khí sẽ di chuyển một cách tự nhiên theo hướng ngược nhau.

Ví lý do này điều thiết yếu là quạt hút gió cần được bật trạng thái hoạt động bất kỳ khi nào phòng có người.

Phụ lục 14:

TIÊU CHUẨN THÔNG KHÍ TỰ NHIÊN

Loại phòng hoặc khu vực Tốc độ thông khi trung bình/giờ

Các phòng lưu ý bệnh lây truyền qua đường không khí

(AGPs*) 160 l/s/NB (minimum 80 l/s/NB)

Khoa bệnh nội trú 60 l/s/NB

Phòng bệnh ngoài trú 60 l/s/NB

Hành lang hoặc các không gian khác không có số

lượng NB cố định 2,5 l/s/m3

Phụ lục 15:

TIÊU CHUẨN THÔNG KHÍ PHÒNG ÁP LỰC ÂM

WHO CDC Hoa Kỳ (2003)

Tốc độ thông khí

Một phần của tài liệu QD 5188 BYT-huong-dan-phong-lay-nhiem-sars-cov-2-trong-co-so-kcb (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)