Quy trình mang và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân

Một phần của tài liệu QD 5188 BYT-huong-dan-phong-lay-nhiem-sars-cov-2-trong-co-so-kcb (Trang 25 - 29)

5.1. Mang và tháo khẩu trang

5.1.1. Khẩu trang y tế:

* Kỹ thuật mang khẩu trang:

- Vệ sinh tay.

- Mở bao gói, lấy khẩu trang ra khỏi bao, một tay cầm vào 1 cạnh bên:

- Đặt khẩu trang lên mặt, mặt chống thấm (màu xanh) quay ra ngoài, mặt thấm hút (màu trắng) quay vào trong. 1 tay giữ mặt trước khẩu trang cố định trên mặt, 1 tay luồn 1 bên dây đeo qua tai sau đó làm ngược lại với bên kia.

- Dùng ngón 2 đầu ngón tay trỏ ấn chỉnh thanh kim loại trên mũi sao cho ôm sát sống mũi và mặt.

- Dùng 2 ngón tay cầm mép dưới của khẩu trang kéo nhẹ xuống dưới, đưa vào trong để khẩu trang bám sát vào mặt dưới cằm.

* Kỹ thuật tháo khẩu trang:

- Tháo dây đeo khẩu trang, tay không chạm vào khẩu trang, loại bỏ khẩu trang vào thùng thu gom chất thải theo đúng quy định.

- Vệ sinh tay.

5.1.2. Khẩu trang có hiệu lực lọc cao (ví dụ khẩu trang N95).

- Vệ sinh tay.

- Mở bao gói, đặt khẩu trang vào lòng bàn tay, cạnh có kim loại ôm vào sống mũi, hướng ra trước, để dây đeo thả tự do dưới bàn tay. - Đặt khẩu trang phía dưới cằm, phần che mũi hướng lên trên.

- Kéo dây trên qua đầu và đặt vào vùng chẩm, dây trên tai. Kéo dây dưới qua đầu và đặt vào sau gáy, dưới tai. Lưu ý không để hai dây bắt chéo nhau ở sau đầu.

- Kiểm tra và chỉnh lại dây đeo nếu bị xoắn, vặn. - Đặt đầu ngón tay trỏ của 2 tay tại đỉnh sống mũi, ấn chỉnh phần che mũi sao cho khẩu trang ôm khít mũi.

- Kiểm tra độ kín của khẩu trang:

+ Thử nghiệm hít vào (âm tính); thở ra từ từ, nếu khẩu trang ôm kín mặt, áp lực âm làm cho khẩu trang bám sát vào khuôn mặt. Nếu khẩu trang không ôm kín mặt, không khí sẽ qua khe hở giữa khẩu trang và mặt, cần điều chỉnh lại độ căng của dây đeo và làm lại thử nghiệm hít vào.

+ Thử nghiệm thở ra (dương tính): thở ra mạnh, nếu khẩu trang ôm kín mặt, áp lực dương làm cho khẩu trang hơi phồng ra. Nếu khẩu trang không ôm kín mặt, không khí sẽ qua khe hở giữa khẩu trang và mặt, cần điều chỉnh lại độ căng của dây đeo và làm lại thử nghiệm thở ra.

* Kỹ thuật tháo khẩu trang:

- Tháo dây dưới bằng cách cầm vào phần dây sau đầu, sau đó tháo dây trên qua đầu, không để tay chạm vào khẩu trang khi tháo.

- Vệ sinh tay.

Hình 12: Tháo khẩu trang N95

5.1.3. Những lưu ý khi mang và tháo khẩu trang

- Mang khẩu trang đúng chiều trên, dưới. - Mang khẩu trang đúng mặt trong, ngoài.

- Không chạm tay vào mặt trong khẩu trang khi mang. - Đặt khẩu trang cẩn thận để che kín miệng và mũi.

- Chỉnh gọng mũi và dây đeo để đảm bảo khẩu trang ôm sát sống mũi và khuôn mặt, không để không khí đi vào/ra qua khe hở giữa khẩu trang và mặt.

- Tay không chạm vào mặt trước khẩu trang khi loại bỏ khẩu trang.

- Sau khi loại bỏ hoặc bất cứ khi nào vô tình chạm vào khẩu trang đã sử dụng, cần làm sạch tay bằng dung dịch VST có chứa cồn hoặc rửa tay bằng xà phòng và nước.

- Thay khẩu trang sau mỗi khi thực hiện thủ thuật sạch/vô khuẩn, ngay khi thấy khẩu trang bị nhiễm bẩn hoặc bị ẩm/ướt hoặc sau mỗi ca làm việc.

- Không sử dụng lại khẩu trang đã qua sử dụng.

5.2. Trình tự mang phương tiện phòng hộ cá nhân (bộ chống dịch rời)

Trước khi mang phương tiện PHCN cần kiểm tra số lượng, loại, kích cỡ phù hợp với người mang; kiểm tra chất lượng của phương tiện PHCN (đúng tiêu chuẩn quy định, không rách, thủng, hết hạn,...), sau đó lần lượt tiến hành các bước:

Bước 1: Vệ sinh tay.

Bước 2: Đi bốt/bao giầy trùm ngoài ống quần áo (bên trong). Bước 3: Mặc quần và áo choàng (mang tạp dề nếu có chỉ định).

Bước 4: Mang khẩu trang (Khẩu trang y tế, hoặc N95 như hướng dẫn trên). Bước 5: Mang kính bảo hộ (đối với loại có gọng cài tai).

Bước 6: Đội mũ trùm kín tóc, đầu, tai, dây đeo khẩu trang.

Bước 7: Mang tấm che mặt hoặc kính bảo hộ (nếu là loại dây đeo ngoài mũ). Bước 8: Vệ sinh tay.

Bước 9 : Mang găng theo chỉ định.

5.3. Trình tự tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân

Các phương tiện phòng hộ cá nhân được tháo bỏ tại phòng đệm, và cho vào thùng gom chất thải lây nhiễm sau khi tháo bỏ. Luôn VST khi tháo bỏ từng phương tiện PHCN.

5.3.1. Loại quần, áo choàng và mũ trùm đầu rời

Bước 1: Tháo găng, khi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng đựng chất thải. (Nếu có mang tạp dề, phải VST mới tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn ngược mặt trong của tạp dề ra ngoài, bỏ vào thùng chất thải).

Chú ý:

- Với chăm sóc thông thường (đo nhiệt độ, lấy mạch, huyết áp, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch,...hoặc làm các thao tác không đòi hỏi độ co giãn, ma sát và không dễ rách găng) chỉ mang 1 găng.

- Khi phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn (nội soi, đỡ đẻ, mở khí quản, đặt nội khí quản,....) và lấy mẫu xét nghiệm, mổ thi hài nên mang 2 găng.

Bước 2: Vệ sinh tay.

Bước 3: Tháo bỏ áo choàng, cuộn mặt trong của áo choàng ra ngoài và bỏ thùng đựng chất thải

Bước 4: Vệ sinh tay.

Bước 5: Tháo bỏ quần và bao giầy cùng lúc, trong quá trình cởi bỏ luôn cuốn mặt trong của quần ra ngoài, kết thúc bỏ vào thùng chất thải. Nếu mang ủng, nên tháo ủng trước đặt ủng vào thùng có dung dịch khử khuẩn, sau đó VST rồi mới tháo bỏ quần như trên.

Bước 6: Vệ sinh tay.

Bước 7: Tháo bỏ mũ trùm bằng cách luồn tay vào mặt trong mũ. Bước 8: Tháo kính bảo hộ (loại gọng và dây đeo bên trong mũ).

Hình 15: Tháo bỏ kính và mặt nạ

Bước 9: Vệ sinh tay.

Bước 10: Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai). Bước 11: Vệ sinh tay.

5.3.2. Loại bộ phòng hộ quần liền áo và mũ

Bước 1: Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng đựng chất thải (Nếu có mang tạp dề, phải VST mới tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn ngược mặt

trong của tạp dề ra ngoài, bỏ vào thùng chất thải). Bước 2: Vệ sinh tay.

Bước 3: Tháo kính bảo hộ hoặc tấm che mặt (nếu loại dây thun đeo ngoài mũ trùm).

Chú ý: Nếu kính có gọng đeo trong mũ thì sau khi tháo mũ mới tháo kính.

Bước 4: Vệ sinh tay.

Bước 5: Tháo bỏ mũ, áo, quần. Khi tháo để mặt trong của trang phục lộn ra ngoài và loại bỏ vào thùng gom chất thải.

Bước 6: Vệ sinh tay.

Bước 7: Tháo ủng hoặc bao giầy, lộn mặt trong ra ngoài và bỏ vào thùng chất thải. Nếu mang ủng, đặt ủng vào thùng có dung dịch khử khuẩn.

Bước 8: Vệ sinh tay.

Bước 9: Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai). Bước 10: Vệ sinh tay.

Chú ý: Tháo bỏ trang phục PHCN tại buồng đệm của khu, buồng cách ly.

5.4. Quy trình mang phương tiện phòng hộ cá nhân khi lấy mẫu bệnh phẩm dịch tỵ hầu (phết họng, dịch nội khí quản) (phết họng, dịch nội khí quản)

5.4.1. Các loại phương tiện PHCN sử dụng trong lấy mẫu bệnh phẩm

- Bộ quần áo chống dịch sử dụng một lần. - Tấm choàng không thấm nước.

- Mũ trùm hoặc tấm choàng che kín đầu, cổ bằng chất liệu không thấm nước. - Khẩu trang có hiệu lực lọc cao (N95 hoặc tương đương).

- Kính bảo hộ hoặc tấm che mặt. - Găng tay y tế sạch, không có bột - Ủng cao su/giầy chống thấm cổ cao.

Bảng 2: Quy định mang phương tiện PHCN trong xét nghiệm SARS-CoV-2

Bảng quy định mang phương tiện PHCN tại khu vực lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu xét nghiệm ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Đối tượng Thao tác thực hiện Cấp độ phòng hộ

Các phòng lấy mẫu xét nghiệm lưu động

Kỹ thuật viên,

NVYT Thao tác lấy các mẫu hô hấp Cấp độ 4 Kỹ thuật viên,

NVYT Bảo quản, vận chuyển mẫu Cấp độ 2 Các phòng lấy mẫu, xử lý mẫu xét

nghiệm tại các cơ sở y tế khác (các trung tâm CDC, viện nghiên cứu ...)

Kỹ thuật viên, NVYT

Thao tác lấy các mẫu hô hấp, thực hành xét nghiệm mẫu nghi

ngờ, mẫu NB mắc COVID-19 Cấp độ 4

5.4.2. Mang và tháo phương tiện phòng hộ cá nhân trong lấy mẫu bệnh phẩm

Một phần của tài liệu QD 5188 BYT-huong-dan-phong-lay-nhiem-sars-cov-2-trong-co-so-kcb (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)