- Lưu ý: Trước khi chuyển dụng cụ phải gọi điện báo có chuyển dụng cụ tới đơn vị xử lý tập
5. Các bước thực hiện
5.4. Quy định về đóng gói bệnh phẩm
- Tuân thủ đúng hướng dẫn, thời gian, nhiệt độ quy định.
- Tránh làm hỏng mẫu, mất mẫu, và tránh làm mẫu bị nhiễm trùng.
- Tránh nhiễm giữa các mẫu với nhau, tránh phơi nhiễm người với mẫu và tránh gây nhiễm môi trường.
- Các giấy tờ về mẫu (phiếu yêu cầu xét nghiệm, thông tin về mẫu bệnh phẩm, danh sách mẫu bệnh phẩm...) phải được cho vào túi nylon riêng và tránh tiếp xúc với bệnh phẩm. Bệnh phẩm khi vận chuyển phải được đóng gói theo nguyên tắc 3 lớp để đảm bảo an toàn sinh học theo Thông tư 40/2018/TT-BYT về quản lý mẫu bệnh phẩm.
Hình 24: ATSH đóng gói nguyên tắc 3 lớp
5.4.1. Đóng gói bệnh phẩm để vận chuyển làm xét nghiệm thường quy (XN miễn dịch khi có yêu cầu, hóa sinh, huyết học)
- Lớp trong cùng: lọ chứa mẫu bệnh phẩm theo đúng quy định của phòng XN cung cấp. Không để bệnh phẩm bị tràn vãi ra ngoài.
Hình 25: Đóng gói bệnh phẩm (ba lớp) để vận chuyển trong bệnh viện làm xét nghiệm thường quy
- Lớp giữa: giá nhựa, giá xốp, hộp nhựa để giữ cho bệnh phẩm thẳng đứng.
- Lớp ngoài cùng: hộp nhựa cứng, có nắp đậy và quai xách, trên hộp phải có dán nhãn nguy hại sinh học.
5.4.2. Đóng gói bệnh phẩm để vận chuyển đi xa làm xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2
Bệnh phẩm khi vận chuyển phải được đóng gói kỹ trong 3 lớp bảo vệ, theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới.
- Tuýp chứa môi trường vận chuyển: chứa mẫu trực tiếp. Tuýp nhựa có nắp kín, đóng nắp đúng cách.
- Hộp nhựa, hoặc giá đựng: chứa tuýp bệnh phẩm.
Mẫu bệnh phẩm hô hấp và mẫu máu của cùng một NB được để trong một hộp nhựa có nắp vặn kín hoặc giá nhựa đựng tuýp bệnh phẩm.
- Thùng vận chuyển mẫu: chứa hộp (hoặc giá) đựng mẫu bệnh phẩm. + Thùng chắc chắn, có nắp đậy kín, đảm bảo không vỡ.
+ Có khả năng giữ nhiệt (sử dụng bình tích lạnh). - Các bước đóng gói vận chuyển mẫu bệnh phẩm.
Hình 26: Đóng gói vận chuyển mẫu bệnh phẩm Lưu ý:
- Gửi kèm Phiếu yêu cầu xét nghiệm.
- Bên ngoài thùng vận chuyển mẫu có vẽ các logo quy định của WHO (nhãn nguy hại sinh học, nhãn định hướng và nhãn tránh va đập) khi vận chuyển.
Hình 27. Mẫu nhãn biển báo nguy hại sinh học; định hướng; tránh va đập
(Ban hành kèm theo Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30/8/2010 của Chính phủ)