GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN KINH MÔN
3.3.1 Với Nhà nước
*Hoàn thiện môi trường pháp lý
Nhà nước cần xem xét sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế và các luật khác để tạo môi trường pháp lý đồng nhất, nhằm tạo môi trường kinh tế thuận lợi để khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo sự bình đẳng và công bằng giữa các thành phần kinh tế.
Nhà nước cần xem xét lại các quy định về thẩm quyền kiểm tra, thanh tra của các cơ quan thuế để công tác kiểm tra, thanh tra phát huy hết hiệu quả, đông thời NN cần có quy định cụ thể về hành vi vi phạm, các biện pháp xử lý và thực hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về thuế GTGT. Công tác kiểm tra, thanh tra có
vai trò rất lớn trong công tác quản lý thuế GTGT. Tuy nhiên sau khi kiểm tra phát hiện các trường hợp vi phạm mà không xử lý kịp thời, nghiêm minh thì cũng không có tác dụng răn đe, giáo dục đối tượng vi phạm. Do đó, việc có các quy định xử lý vi phạm và chế độ thi đua khen thưởng thích hợp sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng.
*Hoàn thiện luật thuế GTGT
Công cuộc cải cách thuế bước 2 với sự ra đời của luật thuế mới là một bước tiến vượt bậc nhằm tăng cường huy động, tích luỹ cho NSNN, đặc biệt là thuế GTGT với tỷ trọng trên 20% tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công tác quản lý thuế GTGT vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc ở ngay chính bản thân luật thuế. Mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng vẫn chưa khắc phục được triệt để, thậm chí còn tạo ra sự chồng chéo ,chắp vá dẫn đến khó khăn cho công tác tổ chức quản lý, do đó NN cần phải tiếp tục nghiên cứu sửa đổi nhằm hoàn thiện luật thuế GTGT nhưng phải chú ý đến tình trạng chồng chéo về luật thuế.
Các vấn đề trong luật thuế GTGT cần đặc biệt quan tâm sửa đổi là: - Về thuế suất thuế GTGT
Chỉ nên áp dụng một mức thuế suất thuế GTGT. Để tránh những hụt hẫng do việc dồn mức thuế suất quá rộng, nên thuế GTGT trong giai đoạn đầu được thiết kế 4 mức thuế là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nó đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Một sắc thuế có nhiều thuế suất sẽ hạn chế trong việc tính thuế, gây khó khăn, phức tạo cho cơ quan quản lý thuế cũng như ĐTNT. Do đó, việc chuyển sang áp dụng 1 mức thuế suất ( không tính đến mức 0% đối với hàng xuất khẩu) là cần thiết. Việc áp dụng thuế GTGT 1 mức thuế suất cũng làm cho công tác quản lý được dễ dàng hơn, tiện lợi hơn, hạn chế những thất thoát do cơ sở sản xuất kinh doanh kê khai hàng hoá không đúng mức thuế suất. Tuy nhiên mức thuế suất đó vừa phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đên nguồn thu NSNN mà vừa đảm bảo công bằng giữa câc thành phần kinh tế, đảm bảo ổn định thị trường trong nước, không ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Do đó, NN cần nghiên cứu kỹ để xác
định mức thuế suất thích hợp. Hiện nay, nhà nước đã dự kiến đến năm 2020 sẽ áp dụng 1 mức thuế suất thuế GTGT.
- Về phương pháp tính thuế GTGT
Chỉ nên áp dụng 1 phương pháp tính thuế đó là phương pháp khấu trừ. Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế VN phát triển chưa cao, các DN vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn. Việc thực hiện hạch toán, kế toán, quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ chưa thực hiện đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu tính thuế theo phương pháp khấu trừ thì việc đồng thời áp dụng 2 phương pháp tính thuế GTGT là cần thiết. Nhưng trên thực tế điều đó đã bộ lộ những điểm không hợp lý, bất bình đẳng, việc tính thuế theo phương pháp trực tiếp rất khó chính xác ( chủ yếu là phương pháp tính thuế khoán). Do đó trong thời gian tới, chúng ta cần phải khuyến khích từng bước và đi tới thực hiện một phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, những đối tượng chưa đủ điều kiện hoặc không áp dụng phương pháp này thì áp dụng thuế khoán. Có như vậy mới đảm vảo được sự công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh giữa các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý trong việc
quản lý thuế GTGT.
- Về việc khấu trừ và hoàn thuế
Cần nghiên cứu sửa đổi các quy định về khấu trừ thuế, nên bỏ việc cho khấu trừ khống. Giảm bớt đối tượng được hoàn thuế, yêu cầu thực hiện tốt chế hạch toán, kế toán và thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Hiện nay, luật thuế GTGT mới quy định việc thanh toán qua ngân hàng đối với những DN hoạt động xuất khẩu muốn được hoàn thuế, và các khoản thanh toán từ 20 triệu đồng phải thanh toán qua ngân hàng, như thế chưa đủ kiểm soát hết các trường hợp hoàn thuế. Do đó, NN cần phải bắt buộc tất cả cac quan hệ mua bán phải thanh toán qua ngân hàng bằng chuyển khoản và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thì mới được hoàn thuế GTGT. Đồng thời, NN cần có biện pháp mở rộng thanh toán qua tài khoản ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho DN mở tài khoản ngân hàng và thanh toán qua tài khoản đó.