Kỹ năng lập chương trình giám sát

Một phần của tài liệu tsan-inlai (Trang 39 - 41)

II. Kỹ năng tham gia Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số

2. Kỹ năng lập chương trình giám sát

Được hiểu là kỹ năng lập kế hoạch làm việc trong một thời gian nhất định, trình bày trong một văn bản nghị quyết, Nghị quyết của UBTVQH về việc thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ:

- Nội dung giám sát: vấn đề giám sát (ví dụ: công tác xóa đói giảm nghèo); những nội dung cụ thể trong chương trình, giám sát một phần hoặc tất cả nội dung (ví dụ: khi giám sát chương trình 135, nội dung “phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn”, việc hỗ trợ xây dựng đường giao thông, trường tiểu học và trung học cơ sở còn chưa đạt chỉ tiêu đặt ra năm 2010, cần phải đưa vào nội dung giám sát để tìm ra nguyên nhân và giải pháp).

- Kế hoạch giám sát: Thời gian bắt đầu và kết thúc; thời gian phân bổ cho

Đại biểu Quốc hội cần đáp ứng những yêu cầu sau để có thể thực hiện hiệu quả kỹ năng này:

 Nắm vững kỹ năng viết văn bản;

 Có khả năng thu thập thông tin, phân tích thông tin về xóa đói giảm nghèo ở

địa phương, từ đó xác định vấn đề trọng tâm nhằm yêu cầu giám sát đúng đối tượng, vấn đề;

 Khả năng phân tích, lập luận nhằm xác định tính cần thiết phải thực hiện các

hoạt động giám sát tại chỗ;

 Văn phong ngắn gọn, súc tích và chặt chẽ;

 Nêu bật được yêu cầu về nội dung, thành phần, thời gian cần thiết cho Đoàn

từng nội dung. Ví dụ: Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 tại tỉnh Cao Bằng bắt đầu vào ngày

26/10/2011:

 Thời gian yêu cầu Sở Lao động, Thương binh & Xã hội của tỉnh nộp báo cáo là 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu báo cáo của Đoàn

giám sát,

 Thời gian cho thành viên Đoàn giám sát xem xét báo cáo là 3 ngày,

 Thời gian họp Đoàn giám sát là 2 ngày, v.v…

- Nhiệm vụ của mỗi thành viên cần phải được xác định rõ trong lịch trình của Đoàn để đảm bảo tính khoa học, tránh lãng phí nguồn lực giám sát của Đoàn giám sát.

Ví dụ: Đoàn giám sát chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 –2010 tại tỉnh Hà Giang: Trưởng Đoàn giám sát chịu trách nhiệm: phân công nhiệm vụ cho các thành viên; kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên; chủ trì các buổi họp Đoàn giám sát, v.v….

-Thành phần Đoàn giám sát: nêu rõ tên, chức danh, nhiệm vụ từng thành viên trong đoàn giám sát và các cơ quan đoàn thể được huy động tham gia.

- Cơ quan tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát: nói rõ tên cơ quan, cá nhân chịu sự giám sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

- Kinh phí dự trù cho Đoàn giám sát.

Các yêu cầu đối với ĐBQH khi tham gia đoàn giám sát, cần có:

- Nắm vững yêu cầu, cách thức trình bày văn bản (có thể có sự trợ giúp của các nhân viên của VPQH, cán bộ của Đoàn ĐBQH ở địa phương);

- Nắm vững kế hoạch cụ thể, chi tiết của Đoàn giám sát;

- Có tư duy logic;

- Văn phong ngắn gọn, chặt chẽ.

(Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh Hà Giang kiểm tra tiến độ thi công công trình nhà lớp học trường THCS Hữu Vinh)

Một phần của tài liệu tsan-inlai (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)