ĐỔI TÊN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI THÀNH CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI TỔNG HỢP TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu 359dde4edb418fedDự thảo tờ trình thay thế QĐ 506 (Trang 28 - 30)

BẢO TRỢ XÃ HỘI TỔNG HỢP TỈNH ĐIỆN BIÊN

1. Sự cần thiết phải đổi tên

Ngày 12/9/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội. Theo đó, cơ sở trợ giúp xã hội có nhiệm vụ tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp; bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng như: Nơi cư trú tạm thời, thức ăn, quần áo và đi lại; tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống và không có điều kiện sinh sống tại gia đình, cộng đồng;...

Hiện nay, tỉnh Điện Biên có 15.250 đối tượng đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng, trong đó: Người cao tuổi: 6.470 người; người khuyết tật: 5.400 người; người tâm thần: 662 người; trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng: 545 em; 2.663 người thuộc một số nhóm đối tượng cần trợ giúp khác. Người bị nhiễm HIV 7.444 người; số người bị HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là hơn 5.449 người.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách chăm lo đời sống các đối tượng bảo trợ xã hội, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc trợ giúp, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội được xây dựng, ban hành. Đây là những cơ sở pháp lý giúp cho các cơ sở bảo trợ xã hội đã phát huy hiệu quả vai trò của mình trong việc tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội.

Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng đã bước đầu đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, hiện nay toàn tỉnh mới tổ chức nuôi dưỡng tập trung 241 trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ, Trung tâm Bảo trợ xã hội và 13 người bị tâm thần gửi đi nuôi dưỡng, điều trị tại Trung tâm tầm thần tỉnh Sơn La và tỉnh Phú Thọ, trong khi số người cần được chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung rất lớn. Để đáp ứng được nhu cầu xã hội và đảm bảo thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh thì việc thành lập một cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp là cần thiết và đúng các quy định của Pháp luật hiện hành.

2. Phương án đổi tên

Việc đổi tên Trung tâm trên nguyên tắc giữ nguyên biên chế hiện có của Trung tâm đã được UBND tỉnh Điện Biên giao hàng năm. Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Điện Biên có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. Chức năng, nhiệm vụ như sau:

Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Điện Biên là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng theo qui định của pháp luật; có chức năng cung cấp các dịch vụ công tác xã hội, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, dạy nghề các đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng khẩn cấp, đối tượng tự nguyện.

2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn

- Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống gồm:

+ Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo. Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

+ Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ).

+ Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.

+ Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo.

+ Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.

+ Các đối tượng xã hội cần sự bảo vệ khẩn cấp: Trẻ em bị bỏ rơi; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động; người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đang trong trong thời gian lập hồ sơ, thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

+ Những người không thuộc đối tượng bảo trợ xã hội nêu trên nhưng không có điều kiện sống ở gia đình và có nhu cầu vào sống ở cơ sở bảo trợ xã hội, tự nguyện đóng góp kinh phí hoặc có người thân, người nhận bảo trợ đóng góp kinh phí.

- Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của từng nhóm đối tượng.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách.

- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.

- Cung cấp dịch vụ về công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình có vấn đề xã hội ở cộng đồng nơi có trụ sở.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu 359dde4edb418fedDự thảo tờ trình thay thế QĐ 506 (Trang 28 - 30)