ĐỔI TÊN TRUNG TÂM CHỮA BỆN H GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN THÀNH CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA

Một phần của tài liệu 359dde4edb418fedDự thảo tờ trình thay thế QĐ 506 (Trang 32 - 37)

ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN THÀNH CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY TỈNH ĐIỆN BIÊN

1. Sự cần thiết phải đổi tên

Ngày 20/6/2012, Quốc hội ban hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Ngày 27/12/2013, Thủ tướng Chính Chính phủ ban hành Quyết định số 2596/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020; Quyết định 2187/QĐ-TTg ngày 05/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duỵêt kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma tuý ở Việt Nam đến năm 2020; Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới;

Ngày 22 tháng 3 năm 2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Công văn số 1080/LĐTBXH-PCTNXH về việc thực hiện chuyển đổi các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội thành cơ sở cai nghiện ma túy;

Ngày 15/10/2019, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 989/QĐ-UBND về việc chuyển giao Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội huyện Điện Biên Đông từ UBND huyện Điện Biên Đông quản lý về Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Điện Biên thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý;

Căn cứ các quy định của Pháp luật, việc giải thể chi nhánh Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội huyện Điện Biên Đông và đổi tên Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Điện Biên thành Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Điện Biên là cần thiết và đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

2. Phương án giải thể và đổi tên

- Bàn giao nguyên trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của chi nhánh Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội huyện Điện Biên Đông từ Sở Lao

động – Thương binh và Xã hội quản lý về UBND huyện Điện Biên Đông quản lý

- Việc giải thể chi nhánh Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội huyện Điện Biên Đông và đổi tên Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Điện Biên trên nguyên tắc giữ nguyên biên chế hiện có của Trung tâm đã được UBND tỉnh Điện Biên giao hàng năm. Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Điện Biên có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. Chức năng, nhiệm vụ như sau:

2.1. Vị trí, chức năng

Là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên; được nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động, giao dịch theo quy định của pháp luật; có chức năng tổ chức cai nghiện ma túy bắt buộc; tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện; tổ chức tiếp nhận người sử dụng, người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định; tổ chức điều trị thay thế.

2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn - Nhiệm vụ cai nghiện ma túy

+ Tiếp nhận, sàng lọc, đánh giá, phân loại, xác định tình trạng nghiện, tổ chức điều trị, cắt cơn giải độc, phục hồi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, tổ chức các hoạt động nâng cao thể lực; điều trị các rối loạn về thể chất, tâm thần và các bệnh đồng diễn; chăm sóc, tư vấn và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS, người mắc bệnh lao; tổ chức điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người nghiện ma túy.

+ Tổ chức các hoạt động trị liệu, tâm lý hành vi, tổ chức các hoạt động tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm; phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, phòng, chống HIV/AIDS và triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại cơ sở cai nghiện ma túy. Hướng dẫn, tư vấn cho gia đình người nghiện ma túy về điều trị, cai nghiện, quản lý, giáo dục tại gia đình và cộng đồng.

+ Tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, nâng cao trình độ nhận thức; tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao và các hoạt động văn hóa, xã hội cho học viên; đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động theo quy định của pháp luật; hướng nghiệp và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp hỗ trợ về vốn, tạo việc làm, tham gia các hoạt động xã hội tại cộng đồng; tổ chức quản lý, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự tại cơ sở cai nghiện ma túy và địa bàn nơi trú đóng của cơ sở cai nghiện ma túy.

+ Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động trị liệu, dạy nghề, tạo việc làm.

+ Quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật. Cập nhật dữ liệu vào hệ thống dữ liệu toàn quốc và báo

cáo tình hình hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

+ Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng các phương pháp điều trị, cai nghiện phục hồi.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý cấp trên giao và theo các quy định khác của pháp luật.

+ Quản lý tài chính, tài sản; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư; thực hiện hạch toán kế toán, cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành. Bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở theo quy định;

+ Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý cấp trên giao theo quy định của pháp luật.

XV. TỔ QUẢN LÝ NGHĨA TRANG LIỆT SĨ ĐIỆN BIÊN PHỦ (giữ

nguyên như hiện tại)

Tổ Quản lý nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ gồm có Tổ trưởng và 01 Tổ phó.

1. Vị trí, chức năng

Tổ Quản lý nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ là bộ phận sự nghiệp thuộc sự quản lý, hướng dẫn trực tiếp, toàn diện về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng Người có công, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

- Quản lý, thực hiện công tác bảo vệ các công trình kiến trúc và mộ liệt sĩ liên tục, hằng ngày, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, khuôn viên cây xanh, quyét dọn vệ sinh toàn bộ nghĩa trang đảm bảo cảnh quan, xanh, sạch đẹp.

- Thường trực hằng ngày đón tiếp, hướng dẫn các thân nhân liệt sĩ, các đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, phục vụ theo nghi lễ các đoàn khách Trung ương, địa phương trong cả nước đến viếng nghĩa trang liệt sĩ.

- Hướng dẫn các thân nhân liệt sĩ, các đoàn khách có nhu cầu ghi sổ lưu niệm, giới thiệu truyền thống, lịch sử các nghĩa trang và thăm nghĩa trang.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, tổ chức tiếp nhận, an táng hài cốt liệt sĩ vào nghĩa trang liệt sĩ.

- Tiếp nhận vật chất, tiền của khách đến thăm, viếng, công đức để phục vụ cho công tác tu bổ, sửa chữa nhỏ bia, mộ, hương khói cho liệt sĩ ngày lễ, tết.

- Hằng năm xây dựng kế hoạch hoạt động, kinh phí cho hoạt động mua sắm, sửa chữa phương tiện, dụng cụ bảo vệ, vệ sinh, chăm sóc hoa, cây cảnh theo yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý nghĩa trang trình Lãnh đạo Sở phê

duyệt và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện một số hoạt động dịch vụ phục vụ các đoàn khách đến thăm viếng khi có nhu cầu như: Vòng hoa, hương và một số nhu cầu khác. Số tiền thu được sẽ được sử dụng vào việc chăm sóc, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở và Trưởng phòng Người có công phân công.

Như vậy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gồm có 08 phòng, 01 Chi cục, 04 đơn vị thuộc Sở và 01 Tổ Quản lý nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ.

PHẦN III

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀXÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN SAU KHI KIỆN TOÀN XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN SAU KHI KIỆN TOÀN

1. Lãnh đạo Sở

Gồm Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc

- Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là người đứng đầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở;

- Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách một hoặc một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.

2. Các phòng chuyên môn thực hiện chức năng quản lý Nhà nướcthuộc Sở (gồm 8 phòng, 1 chi cục) thuộc Sở (gồm 8 phòng, 1 chi cục)

2.1. Văn phòng Sở; 2.2. Thanh tra;

2.3. Phòng Kế hoạch - Tài chính; 2.4. Phòng Dạy nghề;

2.5. Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới; 2.6. Phòng Việc làm - An toàn lao động - Bảo hiểm xã hội; 2.7. Phòng Người có công;

2.8. Phòng Bảo trợ xã hội;

2.9. Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.

3. Các đơn vị sự nghiệp (gồm 04 trung tâm, 01 quỹ và 01 Tổ Quản lýnghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ) nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ)

3.1. Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Điện Biên;

3.3. Trung tâm Tiếp đón thân nhân liệt sỹ và Điều dưỡng người có công với cách mạng tỉnh Điện Biên;

3.4. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Điện Biên; 3.5. Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Điện Biên;

3.6. Tổ Quản lý nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ.

4. Cơ cấu tổ chức, biên chế công chức, số lượng người làm việc cácphòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc

4.1. Cơ cấu tổ chức

- Mỗi phòng chuyên môn, chi cục thuộc Sở gồm Trưởng phòng và không quá 02 Phó trưởng phòng và tương đương.

- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. - Quỹ Bảo trợ trẻ em có Giám đốc Quỹ.

4.2. Biên chế

Tổng số biên chế được giao năm 2020 là 195 biên chế, trong đó: biên chế hành chính 47 người, biên chế sự nghiệp 148 người. Việc kiện toàn cơ cấu, tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không làm tăng biên chế được giao hàng năm.

5. Mối quan hệ công tác của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

5.1. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sở có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm, giai đoạn và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao; báo cáo chuyên đề theo yêu cầu cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh. Sở có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm, giai đoạn và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

5.3. Đối với các sở, ngành thuộc tỉnh

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có mối quan hệ phối hợp để thực hiện tốt những nhiệm vụ được UBND tỉnh giao. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội cho các sở, ngành thuộc tỉnh; đồng thời, có trách nhiệm hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên ngành của các đơn vị có liên quan đến các hoạt động của Sở.

- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn tỉnh.

5.4. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã, thành phố để trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ và những nội dung công tác của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để giúp UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội ở địa phương.

5.5. Đối với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; kiểm tra, thanh tra Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội về chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội.

- Các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo định kỳ hoặc đột xuất trong lĩnh vực quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội tại địa phương.

5.6. Đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn tỉnh

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra các nội dung quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật.

- Các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo về các nội dung theo yêu cầu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về những lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

6. Kiến nghị, đề xuất

Để bộ máy của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoạt động hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội cấp thiết trên địa bàn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội của tỉnh Điện Biên; Sở Lao động -Thương binh và Xã hội kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Điện Biên, Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên xem xét, phê duyệt./.

Nơi nhận:

- UBND tỉnh;

Một phần của tài liệu 359dde4edb418fedDự thảo tờ trình thay thế QĐ 506 (Trang 32 - 37)