Đối tượng xử lý chính của hệ thống là tín hiệu điện tim. Nhờ đó nhóm thực hiện hiểu được các kiến thức về hoạt động của tim, lý thuyết tín hiệu về điện tim. Hiểu biết được những quy ước gắn điện cực để đo điện tim hiện có.
Hiểu biết thêm kiến thức về vi điều khiển, cảm biến, ngoại vi. Thực hiện tìm hiểu và lập trình được vi điều khiển ESP8266. Giao tiếp và lấy tín hiệu từ cảm biến điện tim ADS1292R. Hiển thị tín hiệu lên Oled SSD1306. Tìm hiểu thông tin trong Data Sheet được cung cấp từ nhà sản xuất. Từ đó tạo nên một phần cứng của hệ thống Y sinh.
Nhóm sinh viên thực hiện cũng đã tìm hiểu và ứng dụng được lý thuyết Xử lý tín hiệu Y sinh. Các bộ lọc thông thấp, bộ lọc thành phần DC, tính toán thông số nhịp tim theo thuật toán Pan-tompkins được tìm hiểu và áp dụng vào đề tài này.
Kiến thức về công nghệ không dây, hệ thống thông tin y tế, lập trình ứng dụng android. Kết nối các thiết bị và truyền tải thông tin trong mạng nội bộ, mạng internet thông qua WiFi. Thiết lập hệ cơ sở dữ liệu để quản trị và lưu trữ dữ liệu thu được. Lập trình ứng dụng trên androi và lập trình web để liên kết truyền tải dữ liệu.
Kiến thức về An toàn y tế khi thiết kế và sử dụng thiết bị Y tế. Việc thiết kế ngoài lấy dữ liệu tốt, cần phải đi kèm với tính an toàn của sản phẩm. Dự tính và hạn chế rủ ro cho sản phẩm, nhất là về Điện sẽ làm sản phẩm an toàn hơn. Lập ra quy trình sử dụng đúng đắn và hướng dẫn sử dụng sẽ hạn chế được nguy cơ mất an toàn.
Kiến thức sử dụng các phần mềm liên quan để phục vụ cho việc thiết kế, tính toán, thi công, lập trình hoạt động hệ thống. Phần mềm Eagle, phần mềm Altium cho vẽ mạch nguyên lý và mạch in. Phần mềm Arduino IDE để lập trình vi điều khiển. Phầm mềm Matlab để tính toán hệ số của bộ lọc thông thấp. Phần mềm Sublime text, phpAdmin để lập trình hệ web và hệ cơ sở dữ liệu.