Chủ nghĩa xã hội điều kiện bảo đảm độc lập thực sự ,hoàn toàn:

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp - dân tộc và vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 29)

Trong mục (2.2.2), nếu ĐLDT gắn liền với CNXH được xem xét như một "phong trào hiện thực", được xem xét ở dạng thể nghiệm của nó trong thực tiễn, được xem xét từ nguồn gốc hình thành của nó trong TTHCM thì ở mục (2.2.3) này nó lại được xem xét ở dạng lý thuyết, được xem xét như một hình thái kinh tế xã hội và sự thể nghiệm của nó ở Miền Bắc Việt Nam. ở phần này, CNXH trong TTHCM được xem xét về lý luận và thực tiễn như một điều kiện đảm bảo ĐLDT thực sự, hoàn toàn.

Độc lập hoàn toàn trong TTHCM có nghĩa là phải độc lập về chính trị, độc lập về kinh tế, độc lập về ngoại giao... độc lập về chính trị đòi hỏi phải được bảo đảm về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, có chính quyền riêng, quân đội riêng và độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế. Độc lập về kinh tế đòi hỏi phải có đường lối chính sách kinh tế riêng, không phụ thuộc về kinh tế đối với bất cứ một quốc gia hay tổ chức quốc tế nào cả. Tóm lại

độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn trong TTHCM có nghĩa là nhân dân phải tự làm chủ cuộc sống của mình, phải tự quản lý lấy đất nước mình, phải có quyền tự quyết. Nhưng làm thế nào để có được như vậy?

Hồ Chí Minh cũng cho rằng Việt Nam sẽ được độc lập hoàn toàn, độc lập thực sự khi dựa vào CNXH. Người viết:

"Chỉ có CNXH, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ" [39,tr.126].

Lòng tin của Hồ Chí Minh vào CNXH đã được ông Jonh lê văn hoá viết như sau:

"Cụ hoàn toàn tin vào tính độc nhất vô nhị của chủ nghĩa này trong việc giúp Việt Nam giành lại độc lập" [23,tr.239].

Hồ Chí Minh tin tưởng như vậy là dựa trên những nét tương đồng giữa CNXH với văn hoá và truyền thống Việt Nam.

Niềm tin ấy của Hồ Chí Minh là niềm tin trí tuệ, có tính chất duy lý. Khi nước nhà giành được độc lập hoàn toàn, độc lập thực sự thì QHGC-DT cũng được giải quyết triệt để.

Với niềm tin tuyệt đối về học thuyết CNXH như vậy về mặt lý thuyết, Hồ Chí Minh nghĩ rằng cần phải có một hình thức CNXH phù hợp với trình độ dân trí của nhân dân Việt Nam (chủ yếu là nông dân) còn đang thấp kém. Hình thức ấy vừa phản ánh được nguyện vọng về đời sống hằng ngày, trực tiếp trước mắt của dân, vừa là điều kiện, vừa là môi trường bảo đảm cho nhân dân Việt Nam tiếp tục duy trì và phát triển những giá trị tinh thần truyền thống của họ. Tóm lại là hình thức của CNXH phải làm thế nào để ĐLDT phải gắn với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Có lẽ xuất phát từ suy nghĩ như thế mà Hồ Chí Minh có những quan niệm về CNXH, về hình thức của CNXH hết sức ngắn gọn, đơn giản khi người đối diện với dân:

Hình thức của CNXH trong TTHCM với tư cách như một học thuyết cách mạng đã bảo đảm cho Việt Nam giành độc năm 1945 và kháng chiến chống quân xâm lược Pháp thành công năm 1954. Nhưng sau 1954, Việt Nam

vẫn chưa giành được độc lập hoàn toàn. Miền Bắc đã được giải phóng, nhưng Miền Nam còn bị đế quốc Mỹ xâm lược. Vấn đề đặt ra tiếp theo cho cách mạng Việt Nam là Miền Bắc cần phải thực hiện quyền dân tộc tự quyết của mình theo chế độ chính trị nào? TBCN hay XHCN? theo Hồ Chí Minh, Miền Bắc phải đi lên CNXH trong khi đó Miền Nam vẫn tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Chỉ có chế độ XHCN hiện thực ở Miền Bắc mới có thể đủ điều kiện cho Miền Nam thực hiện tốt nhất cuộc cách mạng giải phóng, tiến tới hoà bình, thống nhất đất nước thực sự.

Cách mạng XHCN ở Miền Bắc theo Hồ Chí Minh là "cơ sở" cho sự nghiệp giải phóng Miền Nam, thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

* *

Kể từ khi âm hưởng EURÊKAII vang lên, Hồ Chí Minh đã quyết định lựa chọn con đường cách mạng cho dân tộc mình. Đó là con đường cách mạng vô sản. Với việc lựa chọn con đường này, QHGC-DT đã được xác lập ở Việt Nam về lý luận. Nội dung cơ bản của quan hệ này là quyền lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân đối với toàn thể nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; tính chất của dân tộc Việt Nam sau khi giành được độc lập sẽ là XHCN.

Sự lựa chọn của Hồ Chí Minh cũng là sự lựa chọn của lịch sử, văn hoá và truyền thống lâu đời của Việt Nam. Với CNXH của Hồ Chí Minh, các truyền thống của Việt Nam đã được hiện đai hoá, đã được sống lại và bừng tỉnh trong thời đại cách mạng vô sản. Với một niềm tin có tính chất duy lý vào sự lựa chọn của mình, Hồ Chí Minh đã nỗ lực xác lập sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trong phong trào dân tộc ở Việt Nam. Tin tưởng vào sức mạnh của truyền thống, Hồ Chí Minh trong các giai đoạn phát triển của cách mạng đã làm nổi bật yếu tố dân tộc trong quan hệ với yếu tố giai cấp. Trên thực tế người đã thành công trong các nỗ lực và các mục tiêu chính trị của mình. Với thành công này quyền tự quyết của nhân dân và dân tộc Việt Nam

được thực hiện. Quyền này được thực hiện đến mức độ nào thì QHGC-DT ở Việt Nam được kết hợp hài hoà đến mức độ ấy.

Hiện nay, con đường mà Việt Nam thực hiện đổi mới là sự phát triển của lý luận QHGC-DT của Hồ Chí Minh trước đây.Việc nghiên cứu thực trạng của QHGC –DT ở Việt Nam thời gian qua để từ đó xây dựng phương hướng vận dụng tốt hơn nữaTTHCM về QHGC–DT đang là vấn đề cấp bách. Ta hãy đi vào chương 3 để giải quyết vấn đề này.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp - dân tộc và vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w