Khuyết điểm, tồn tại:

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp - dân tộc và vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 32)

Bên cạnh những thành tựu nêu trên thì trong quá trình đổi mới, do lập trường giai cấp, quan điểm giai cấp công nhân của chúng ta có phần nào đó chưa vững, bị mờ nhạt, nên đã dẫn đến những khuyết điểm, tồn tại trong việc giải quyết mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và dân tộc ở nước ta. Điều đó thể hiện trên các lĩnh vực sau đây:

Một là trên lĩnh vực kinh tế - xã hội: Khuyết điểm và yếu kém cần nói ở đây là việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới vừa lúng túng, vừa buông lỏng. Chậm tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách để tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

Sự thống nhất lợi ích giai cấp và lợi dân tộc thể hiện trong việc kết hợp đúng đắn tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế những năm đổi mới vừa qua, sự tăng trưởng kinh tế chưa thật sự gắn với tiến bộ và công bằng xã hội; chưa kết hợp thật tốt chính sách kinh tế với chính sách xã hội. Do đó, sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với cơ chế thị trường thì bên cạnh những yếu tố tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời đã phát sinh những mặt trái, những yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước, đến công cuộc đổi mới.

Hai là trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng: Hiện đang diễn ra xu hướng tuyệt đối hoá lợi ích và các giá trị vật chất, xem nhẹ và coi thường các giá trị văn hoá - tinh thần, các giá trị và chuẩn mực đạo đức, lối sống. Tuy chúng ta đã tích cực giáo dục, đấu tranh, nhưng những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong xã hội, không những không giảm sút, mà còn có chiều hướng phát triển nghiêm trọng, làm tổn hại tới sự ổn định chính trị và sự lành mạnh xã hội.

Sự suy thoái, dao động về tư tưởng, xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân: thể hiện ở khuynh hướng sống vụ lợi,

thực dụng, cá nhân vị kỷ, chạy theo đồng tiền, sùng bái nước ngoài, coi thường các giá trị truyền thống của dân tộc. Chủ nghĩa cá nhân thực dụng đang lây lan với quy mô khá rộng: Sự suy thoái về đạo đức xã hội ở một bộ phận nhân dân và cán bộ, đảng viên đang là vấn đề nhức nhối. Tệ tham nhũng, lãng phí tài sản của Nhà nước và nhân dân rất nghiêm trọng; bệnh quan liêu, xa thực tế, xa dân, ý thức tổ chức kỷ luật kém, tình trạng coi thường kỷ cương, phép nước rất nặng nề. Tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, cục bộ địa phương, kèn cựa địa vị … dẫn đến mất đoàn kết kéo dài ở một số nơi.

Những thành tựu và khuyết điểm tồn tại trong sự nghiệp đổi mới đất nước thời gian qua đang đặt ra nhu cầu là: phát huy những thanh tựu đã đạt

được, đẩy lùi những nguy cơ đang đe doạ lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc.Muốn vậy cần vận dụng tốt hơn nữa TTHCM về QHGC – DT vào sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.

3.2. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ GIAI CẤP – DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp - dân tộc và vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 32)