Ở nước ta hiện nay, mặc dù nền kinh tế - xã hội đang vận động theo con đường của giai cấp công nhân, định hướng lên CNXH, song vấn đề đặt ra là phải phù hợp với đặc điểm dân tộc. Điều đó có nghĩa: không phải là xoá bỏ ngay chế độ tư hữu để thiết lập sở hữu công cộng với tính cách là chế độ sở hữu duy nhất, mà bên cạnh việc củng cố và tăng cường khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, làm cho kinh tế nhà nước thực sự giữ vai trò chủ đạo trong kinh tế, khuyến khích phát triển các ngành, xí nghiệp, cơ sở sản xuất cần thiết thuộc sở hữu tư nhân làm cho nền kinh tế trở nên năng động hơn. Như thế chế độ sở hữu ở nước ta trong thời kỳ quá độ là thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hưũ trên cơ sở bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Việc Đảng và Nhà nước ta xây dựng và thực hiện mô hình kinh tế nhiều thành phần được coi là mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của nước ta trên con đường quá độ đi lên CNXH.
Công cuộc đổi mới kinh tế của nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo ra sự chuyển biến căn bản từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Kết quả đó là một thực tế được mọi người thừa nhận. Điều quan trọng là, chuyển sang xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, nhưng không để đất nước phát triển theo con đường TBCN. Việc chúng ta tham khảo và vận dụng các hình thức và phương pháp quản lý nền kinh tế thị trường của các nước TBCN là vì lợi ích của
CNXH, của dân tộc.
Trên thực tế, mức tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian qua, nhất là giai đoạn 1991 - 2002 đạt được khá cao, trung bình mỗi năm tăng hơn 7%. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế đó chủ yếu còn dựa vào một nền sản xuất nhỏ mang tính khai thác. Đó là sự nối tiếp của nền kinh tế chậm phát triển trong một cơ chế kinh tế mới. Sức tăng trưởng này khó có thể kéo dài và sức cạnh tranh sẽ rất thấp. Đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hiện nay, nếu không bảo đảm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, ổn định, thì sự tụt hậu kinh tế là không tránh khỏi và đó là nguy cơ lớn nhất đe doạ lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục đổi mới, phát huy mọi khả năng các thành phần kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở - vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý. Có như vậy mới nâng cao được đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, bảo đảm quốc phòng - an ninh được củng cố vững chắc.
Phát huy mọi khả năng các thành phần kinh tế trong điều kiện mới của nước ta cần tập trung vào những vấn đề sau:
Một là: Tập trung đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước Hai là: Mở rộng và đa dạng hoá các hình thức kinh tế hợp tác
Ba là: Đa dạng hoá và áp dụng một cách phổ biến các hình thức kinh tế tư bản nhà nước.
Bốn là: Khuyến khích, hướng dẫn kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển
Năm là: Khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài.
KẾT LUẬN
QHGC-DT về thực chất là quan hệ giữa giai cấp cầm quyền trong xã hội với toàn thể dân tộc. Hồ Chí Minh là người đã thành công trong việc vận dụng CNMLN vào Việt Nam, giành độc lập cho dân tộc, đem lại quyền tự quyết cho nhân dân. Sự thành công của Hồ Chí Minh trong quá khứ và của Đảng Cộng sản trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hôm nay, như đã nghiên cứu ở trên có thể rút ra những kết luận sau:
Thứ nhất: Hồ Chí Minh là người có phẩm chất thiên bẩm đặc biệt. óc
thông minh, tim nhân hậu, lòng dạ sắt son, tinh thần dũng cảm đã tạo ra ở người mầm mống thiên tài của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng. Đó là yếu tố nội sinh. Nhờ vậy Hồ Chí Minh đã tìm ra được hình thức phù hợp cho việc du nhập CNMLN vào Việt Nam, hình thức đó chính là những quan điểm của Người về QHGC-DT.
Thứ hai: Những luận điểm của Hồ Chí Minh về QHGC-DT (luận điểm
2.1 và 2.2) không chỉ là tư tưởng riêng của Người mà còn là sự chưng cất lâu đời của tư tưởng, văn hóa truyền thống Việt Nam. Đó là sản phẩm của sự giao lưu văn hóa Việt Nam - thế giới trong thời đại mới, mà Hồ Chí Minh là người kết nối.
Thứ ba: QHGC-DT trong TTHCM có một sự kết hợp rất cao giữa lý
luận và thực tiễn. Hay nói cách khác, TTHCM về QHGC-DT là phương hướng vận động tất yếu của lịch sử Việt Nam. Đồng thời, trong mỗi hoàn cảnh nhất định, tư tưởng ấy là những lát cắt của lịch sử Việt Nam.
Thứ tư: Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công ít, nhiều trong việc vận
dụng TTHCM về QHGC-DT vào sự nghiệp đổi mới.
Với kết quả đã đạt được, chúng tôi đề nghị tiếp tục nghiên cứu đề tài này theo hướng: nghiên cứu, phát triển hơn nữa CNMLN, TTHCM về QHGC- DT;Tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới để tìm ra bước đi cụ thể cho việc vận dụng tốt hơn nữa lý luận QHGC-DT vào sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam.