Soi cá nước ngược

Một phần của tài liệu Van Nghe TN_thang 10.2019 ok (Trang 30 - 33)

đồng và lươn. Những loại này sống thâm niên và sinh sôi nảy nở trong các bàu nhiều vô kể…

Xưa kia, nước chưa ngập, ven các bàu này là các đám rẫy của bà con khai phá trồng lúa nếp, khoai mì và đậu phộng. Các đám rẫy đa phần là vùng đất cao hơn rất nhiều so với các bàu. Chính vì vậy mà mùa mưa đến, sau những cơn mưa lớn nước trên các đám rẫy chảy xuống bàu rất nhiều. Những chỗ nước chảy khuyết lâu ngày trở thành những rãnh nước lớn trông rất tự nhiên. Cá dưới bàu đa phần là loại cá đen, hễ sau mưa nghe tiếng nước chảy là theo hướng nước mà bơi ngược lên. Cá lóc, trê, rô đồng vượt lên khỏi bờ bàu rồi lóc lên theo các đường nước chảy, dân làm cá chúng tôi cứ sau mỗi cơn mưa lớn là men theo các rãnh này mà rình chụp cá, được cá rất nhiều và cũng được cả niềm vui… Mới đầu chỉ vô tư mà bắt cá như vậy, nhưng sau bọn trẻ chúng tôi bắt đầu nghĩ ra cách đào hố bẫy cá. Đầu tiên là chặt tre gai đóng ngang các rãnh nước, sau đó đào một cái hố tròn như cái lu nước sát bên bờ rãnh, vét miệng hố cho thật láng, khi trời mưa nước đổ xuống cá dưới bàu sẽ đi lên, cá gặp rào tre ngăn lại sẽ tìm hướng khác vượt lên, tất sẽ chui tọt xuống hố. Sau mỗi cơn mưa chỉ cần đi thăm các hố bẫy và bắt cá đủ loại, thật là sướng tay.

Tôi còn nhớ một buổi chiều mùa mưa vắng vẻ, tôi và cha tôi cắm câu xong, ngồi giữa cù lao của cái bàu Tròn, nhìn trời chuyển mưa đen kịt. Cha tôi nói, sau cơn mưa này thế nào cá cũng lên. Thế là tôi với cha chấp nhận đội mưa để ở lại rình cá. Sáu giờ chiều, bầu trời thay hoàn toàn chiếc áo màu đen và gió bắt đầu thổi đến. Lát sau trời bắt đầu trút nước xuống như thác đổ, những lằn sét xanh đỏ như rạch nát bầu trời, những tiếng nổ từ không trung như muốn phá tan mặt đất…Mưa! Và cứ thế mưa suốt mấy tiếng đồng hồ. Tôi và cha tôi trùm tấm vải nhựa ngồi dưới lùm tre gai chịu trận. Khi trời tạnh mưa thì đã khoảng hơn tám giờ tối, nước ngập lênh láng, không còn xác định được phương hướng, trời đất chỉ toàn một màu đen như mực. Tôi còn nhớ khi đứng dậy, tôi và cha đều bị té ngửa ra phía sau, vì hai chân đã tê đến mất hết cảm giác. Thật là ghê sợ nhưng rồi tôi và cha cũng tìm ra được khỏi khu bàu Tròn và lần lên hướng các đám rẫy. Tôi mang rọng, cha tôi thì đội đèn cầm chĩa, men theo các rãnh nước bắt đầu rình cá. Cá lên ban đêm đa phần đều là cá lớn. Cha tôi tắt đèn, ngồi rình ngay một chỗ eo nước chảy, hễ nghe tiếng cá lóc lên là bật đèn chĩa liền… Cứ như vậy mà đêm ấy, hai cha con làm được một rọng cá đầy. Gần sáng đem cá về, má tôi đem ra chợ

bán. Trong lòng thấy hạnh phúc làm sao! Ôi cái hạnh phúc của những tháng ngày cơ cực với những thứ làm ra từ bàn tay lao động, từ những đêm mưa lạnh, vất vả, để đổi lấy hai chữ áo cơm.

Thời gian đã làm bãi bể trở thành nương dâu. Sau này con người bắt đầu ra sức tàn phá, họ đốn sạch các cây to nhỏ xung quanh các bàu, rồi dùng thuốc nổ đánh cá. Những cái bàu thâm u đầy tôm cá khi xưa phút chốc bỗng trở nên tan hoang đến thảm hại. Rừng tre gai chết rụi dần, những cái bàu trở thành những cái hố nước vô hồn, lạnh lùng, đầy tử khí… Tôi, một con người đã từng sống, từng yêu dòng Tha La như người ruột thịt, những cái bàu đối với tôi như những người bạn thân quen… nhìn nó tàn tạ mà lòng tôi gợn lên cảm giác tiếc nuối u buồn. Rồi thời gian cũng qua mang đi bao tuổi dại ngọc ngà, dòng Tha La bắt đầu chịu sự tác động của hồ Dầu Tiếng lớn phình ra. Dáng dấp con suối ngày xưa không còn nữa. Và tất nhiên những cái bàu ven suối cũng ngập chìm trong biển nước, dấu tích xưa không còn… tất cả đã là quá vãng xa xôi.

Mỗi năm cứ vào mùa mưa đến, ngồi nhìn những cơn mưa trắng trời trắng đất mà lòng tôi chạnh nhớ về những kỷ niệm xa xưa. Nhớ những ngày lang thang bên bờ suối, những ngày đi bắt cá nước ngược. Nhớ từng con cá trê lắc mình vượt cạn, con cá lóc đen thui vượt thác phóng lên, con rô đồng xanh kỳ gai nhọn hoắt ẩn mình trong đám cỏ xoáy trâu… Nhớ những đêm mưa mù mịt, bụng đói thân run… Tất cả đã là kỷ niệm của những tháng năm gian khổ, đói kém. Và lòng tôi không sao quên được hình ảnh của những cái bàu nước thân thuộc của một thời xanh cây đỏ lá mà vô tình ai đó đã đặt tên rồi cũng vô tình nhấn chìm nó vào quên lãng.

Ngoan giận chồng ẵm con về ngoại. Trước khi cưới, Ngoan đã từng giao ước, sau này dù có chuyện gì cũng giải quyết bằng lời chứ nhứt định không được đánh vợ. Ừ! Hứa đàng hoàng rồi, giờ đánh là sao?

Ngoan vừa đi vừa khóc. Từ nhà Ngoan tới nhà ngoại khoảng chừng hai cây số, vậy mà sao đi hoài không tới. Ngoài bờ kè mấy thuyền thúng cái úp cái ngửa báo hiệu mùa biển động. Mùi cá đậm đà quen thuộc khiến Ngoan tươi tỉnh hơn chút. Cái túi đựng tã lót, quần áo bé Dâu Ngoan đeo trên vai giờ cũng nặng trịch. Ngoan xốc bé Dâu ẵm đứng, một tay bợ đít, một tay áp vô lưng đỡ cái đầu con bé gối lên vai cho đỡ mỏi. Bé Dâu mới ba tháng tuổi tuy có cứng cáp nhưng cái cổ còn yếu nhớt. Đi được nửa đường, Ngoan tấp vô bờ kè nấn ná nhìn ra biển để thấy sóng tung bọt tràn bờ như kiểu người lần đầu thấy biển. Ngoan trở bộ ngoái tới ngoái lui coi Thiện có xót con chạy theo không. Người đi đường nhìn qua nhìn lại ý thắc mắc đi đâu mà ẵm con nít tay xách nách mang giữa nắng chiều gay gắt tội nghiệp. Đã vậy, Ngoan còn sợ gặp người quen. Rủi ngừng lại hỏi thăm chồng đâu không chở để mẹ con đi bộ thì Ngoan hết biết đường trả lời. Ngoan tủi thân trào nước mắt. Trời ơi! Người dưng thấy cảnh này chắc xót, đằng này ba nó không biết thương vợ thương con. Vợ ẵm con đi mà chồng không cản một lời, đi thiệt lâu rồi cũng không chạy theo năn nỉ kéo về. Thiệt tệ! Lúc đi giận quá, Ngoan quơ quào cái gì gần tay là nhét vô giỏ, quên mặc áo khoác, để đầu trần đi phăm phăm theo kiểu “Tui đi nè, tui đi nè, cản hông”. Nắng chiều rọi thẳng vô mặt làm mắt Ngoan đổ hào quang. Thôi chết, bỏ đi chưa đến nơi thì Ngoan đã hối hận.

Ông ngoại đón mẹ con Ngoan bằng ánh mắt ngạc nhiên. Biết hỏi cũng không có câu trả lời nên ông ngoại đợi. Cơm chiều xong, Ngoan cho con bú mà nước mắt rớt lã chã. Đau lòng, ông ngoại đòi đưa Ngoan về, Ngoan mếu máo:

- Con không về!

- Đàn bà giận chồng bỏ nhà đi là dại. - Ảnh đánh con!

- Tự dưng nó đánh à?

Một phần của tài liệu Van Nghe TN_thang 10.2019 ok (Trang 30 - 33)