- Bà mẹ biết cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
4.2. Kiến thức, thực hành về bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy
bị tiêu chảy
80% các bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi được phỏng vấn có tuổi ≤ 30 tuổi, 20% trên 30 tuổi. Tương đồng về nhóm tuổi trong nghiên cứu của tác giả Trương Thanh Phương khi xác định tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, hành vi của các bà mẹ tại xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, Sóc Trăng, các bà mẹ ở nhóm tuổi 18-30 chiếm tỷ lệ cao nhất (86,49%). Thấp nhất là nhóm 41-49 tuổi (0,49%) [18].
Nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng chiếm 33,2%; công nhân chiếm 25,5%, công chức, viên chức chiếm 19,5% và một số ngành nghề khác. Trình độ học vấn chủ yếu là trung học phổ thông chiếm 55,0%, trình độ tiểu học, trung học cơ sở chiếm 15%, trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, đại học trở lên chiếm 30%. Trong nghiên cứu của tác giả Bửu Hạnh, Nguyễn Tuấn Khiêm khi đánh giá kiến thức, thái độ về phòng và xử trí bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại trung tâm y tế Hòa Thành, Tây Ninh 2012 kết quả cho thấy các bà mẹ ở nhóm tuổi >= 25 chiếm tỉ lệ cao nhất (82,79%), và nghề nghiệp là công nhân cũng chiếm cao nhất (50,69%), như trong nghiên cứu của chúng tôi. Trình độ học vấn khá đồng đều ở 3 cấp bậc học, chiếm ít nhất là nhóm cao đẳng và đại học (10,23%) [9].
Tất cả các bà mẹ tham gia nghiên cứu đều được tiếp cận các phương tiện thông tin về bệnh tiêu chảy. Tỷ lệ này là rất cao đạt 100%, cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Phúc khi vẫn còn nhiều bà mẹ chưa nhận được thông tin với 23,9% [17].
Trong đó tiếp cận qua cận qua bạn bè, người thân chiếm nhiều nhất với 79,5%, qua đài tivi với 69,5%; qua mạng internet chiếm 66,4%; qua sách báo 46,8%; qua nhân viên y tế chiếm 39,1% và qua tranh ảnh băng rôn chiếm thấp nhất với 6,4%. Thông tin tiếp nhận từ bạn bè, người thân chiếm nhiều nhất với 79,5% tuy nhiên nguồn thông tin này lại chưa thực sự được đảm bảo về độ chính xác, tin cậy, còn là hình thức truyền miệng. Trong khi đó thông tin tiếp nhận từ nhân viên y tế còn thấp (39,1%), cho thấy vai trò chủ đạo trong truyền thông rộng rãi về mặt sức khỏe cho người dân chưa đi vào chiều rộng lẫn chiều sâu, do đó cần phải phát huy hơn nữa vai trò của cán bộ y tế trong tuyên truyền giáo dục sức khỏe người dân.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu khi đánh giá kiến thức, thái độ về phòng và xử trí bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại trung tâm y tế Hòa Thành, Tây Ninh cũng cho thấy thông tin người mẹ tiếp nhận chủ yếu qua đài truyền thanh báo chí, tranh ảnh, áp phích (93,85%), tỷ lệ thông tin tiếp nhận từ nhân viên y tế còn thấp (33,02%). Trong khi đó tác giả Lê Hồng Phúc, Lý Văn Xuân khi nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 xử trí bệnh tiêu chảy tại nhà tại xã Vinh An, huyện Ba Tri, Bến Tre cho thấy đa số các bà mẹ lại nhận được nguồn thông tin từ các nhân viên y tế 44,6%; từ các phương tiện thông tin đại chúng chiếm 22,4%; từ tranh ảnh cổ động chỉ chiếm 1,5% [17].
Dấu hiệu của bệnh tiêu chảy bao gồm: thời gian bị tiêu chảy <2 tuần, phân sống, phân có máu, có nôn, có buồn nôn, sốt. Kể đủ các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tiêu chảy thì được đánh giá là "biết đúng và đủ"; kể thiếu từ 1
triệu chứng trở lên thì được đánh giá là "biết đúng, không đầy đủ"; kể không đúng triệu chứng nào hoặc không biết thì được đánh giá là "biết sai/không biết". và trong nghiên cứu của chúng tôi, 90% các bà mẹ biết đúng nhưng không đầy đủ về dấu hiệu của bệnh tiêu chảy, chỉ có 10% các bà mẹ biết đúng và đầy đủ. Không có bà mẹ nào biết sai hoặc không biết về dấu hiệu của bệnh tiêu chảy. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Quang Thành và Tạ Văn Trầm khi khảo sát các yếu tố liên quan đến tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại tỉnh Tiền Giang cho thấy tỷ lệ bà mẹ biết đúng định nghĩa là tiêu chảy khá cao, chiếm trên 90% [19]. Nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Nguyên khi xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng về chăm sóc dinh dưỡng trẻ tiêu chảy của bà mẹ và các yếu tố liên quan tại các trường mẫu giáo thị xã Lagi, Bình Thuận thấy bà mẹ nhận biết dấu hiệu tiêu chảy gồm đi tiêu nhiều lần hơn bình thường 80,3%, biết dấu hiệu thay đổi tính chất phân lỏng nước 72%. Bà mẹ nhận biết dấu nhầy máu là 16,4%. Số bà mẹ nhận biết đúng định nghĩa gồm 3 tính chất là 10,4%. Các bà mẹ nhận biết được 2 trong 3 tính chất đúng theo định nghĩa là 51,2% [14].
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cảnh lâm sàng về tiêu chảy trẻ em dưới 05 tuổi được đề cập đến. Tuy nhiên một số nhóm chính được coi là trọng tâm như do virus, do vi khuẩn, do ký sinh trùng, do nấm. Bà mẹ kể đủ 4 nhóm nguyên nhân trên được đánh giá là "biết đúng và đủ". Bà mẹ kể thiếu từ một nguyên nhân trở lên được đánh giá là "biết đúng, không đầy đủ". Bà mẹ kể không đúng hoặc không biết được đánh giá là "biết sai/không biết".
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có bà mẹ nào biết sai hoặc không biết về nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy. Có 85,5% các bà mẹ biết đúng nhưng không đầy đủ về nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy và chỉ có 14,5% các bà mẹ biết đúng và đầy đủ. Như vậy chúng ta nhận thấy được nhận thức về nguyên nhân gây tiêu chảy của bà mẹ trong nghiên cứu tại thời điểm
khảo sát là tốt. Sự hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy này có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của trẻ do vậy khi thông tin, giáo dục truyền thông, các cán bộ y tế nên giúp đỡ cho đối tượng hiểu rõ hơn về các nguyên nhân có thể gây bệnh giúp cho bà mẹ có thể phòng tránh tốt hơn.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Ánh khi khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại ấp Tân thành, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho thấy tỉ lệ bà mẹ nhận biết đúng, nguyên nhân gây tiêu chảy chiếm tỉ lệ (92,23%). Có tỉ lệ (95,34%) bà mẹ biết nguyên nhân gây tiêu chảy là do ăn uống không hợp vệ sinh [1]. Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Vinh với chỉ 0,3% bà mẹ không biết về nguyên nhân gây tiêu chảy; 70,7% biết đúng 1 nguyên nhân và 29,9% biết đúng tất cả các nguyên nhân gây ra tiêu chảy [1, 29].
Cách phòng bệnh tiêu chảy bao gồm 7 biện pháp: nuôi con bằng sữa mẹ (ăn sam), bổ sung thức ăn, sử dụng nước sạch, rửa tay thường quy, thực phẩm an toàn, sử dụng hố xí hai ngăn và xử lý phân an toàn, phòng bệnh bằng vắc xin. Bà mẹ kể được đủ 7 biện pháp phòng bệnh trên được đánh giá là "biết đúng và đủ". Bà mẹ kể thiếu từ 1 nội dung trở lên được đánh giá là "biết đúng, không đầy đủ". Bà mẹ kể sai nội dung phòng bệnh hoặc không biết được đánh giá là "biết sai/không biết".
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có bà mẹ nào biết sai hoặc không biết về cách phòng bệnh tiêu chảy, có 77,3% các bà mẹ biết đúng nhưng không đầy đủ về cách phòng bệnh tiêu chảy và có 22,7% các bà mẹ biết đúng và đầy đủ về cách phòng bệnh tiêu chảy. Điều này có thể giải thích rằng trong hiểu biết về phòng bệnh có 7 nội dung thì 2 nội dung “rửa tay thường quy” và “ xử lý phân an toàn” các bà mẹ thường không quan tâm nên hiểu biết đủ cần phải hội đủ 7/7 nội dung là đều khó thực hiện được.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với nghiên cứu của tác giả Trương Thanh Phương khi xác định tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, hành vi của các bà mẹ tại xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, Sóc Trăng, cho thấy tỷ lệ hiểu biết về phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ là: Biết không đủ (78,4%), biết đủ (20,4%) [18].
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy góp phần quan trọng vào kết quả điều trị cũng như phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Trong giai đoạn tiêu chảy, trẻ thường chán ăn và ăn ít hơn, cơ thể hấp thu chất dnh dưỡng giảm đi, ngược lại nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lại tăng do tình trạng nhiễm khuân của cơ thể. Vì vậy việc hiểu biết của các bà mẹ về vấn đề này sẽ giúp cho trẻ bị tiêu chảy mau chóng phục hồi sức khoẻ. Những bà mẹ cho trẻ ăn kiêng và không cho con ăn tăng cường khi trẻ bị tiêu chảy thường cho rằng trẻ bị tiêu chảy đường ruột còn yếu nên chỉ cho ăn ít hoặc ăn kiêng, không nên bồi bổ quá, trẻ dễ bị tiêu chảy trở lại.
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, có 44,5% các bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi cho trẻ ăn kiêng; 55,5% các bà mẹ không cho trẻ ăn kiêng. Trong đó có 50,9% và 27,7% các bà mẹ cho trẻ ăn như bình thường và ăn tăng nhiều hơn so với bình thường, là mức độ cho trẻ ăn đúng. Tuy nhiên vẫn còn 21,4% các bà mẹ cho trẻ ăn ít hơn bình thường hay mức độ cho trẻ ăn sai. Mỗi đợt bị tiêu chảy là một lần có nguy cơ bị SDD, vì thế để khắc phục được điều này các bà mẹ cần cho trẻ ăn nhiều lên, tăng số lần và tăng khẩu phần ăn giàu chất dinh dưỡng.
Nghiên cứu tại tỉnh Sóc Trăng về kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ tiêu chảy cũng cho thấy các bà mẹ hiểu biết về dinh dưỡng khi trẻ mắc tiêu chảy với tỷ lệ ăn uống như bình thường chiếm 90,2%, vẫn còn một số bà mẹ nhận thức không đúng là cho trẻ ăn kiêng chiếm 11,5% [18]. Tác giả Nguyễn Quang Vinh trong nghiên cứu của mình cũng chỉ ra vấn đề cho ăn của các bà
mẹ khi trẻ bị tiêu chảy có 13,8% không dám cho con ăn; 23,7% cho ăn nhưng ít đi và kiêng các chất tanh béo; chỉ 41,8% cho ăn như bình thường và 20,7% là cho ăn nhiều hơn để bù dắp thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình diễn ra bệnh tiêu chảy [29].
Hiểu biết của các bà mẹ khi sử dụng các loại dung dịch tại nhà khi trẻ mắc tiêu chảy là rất quan trọng nhằm giảm tỷ lệ bệnh nặng lên. Việc bù dịch bằng đường uống khi ỉa chảy là là biện pháp quan trọng nhất và cũng là trọng tâm của chương trình phòng chống tiêu chảy trẻ em. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 78,6% các bà mẹ biết về cách cho trẻ uống dung dịch ORS, trong đó 63,2% các bà mẹ biết về dung dịch thay thế là dung dịch cháo muối; 26,8% biết về dung dịch thay thế là dung dịch muối đường. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền và hướng dẫn cho các bà mẹ về kiến thức sử dụng dung dịch oresol cho trẻ bị tiêu chảy là khá tốt. Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Cẩm Hằng và Nguyễn Văn Bàng về kiến thức, thái độ, kĩ năng sử dụng Oresol của các bà mẹ có con tiêu chảy cấp tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai cho thấy có 59 bà mẹ (69,4%) có sẵn ORS ở nhà. Khi được hỏi ORS có tốt cho trẻ khi bị TCC không, có 88,2% các bà mẹ trả lời ORS tốt, và 82,4% bà mẹ sử dụng khi trẻ bị tiêu chảy [8].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Ánh khi khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại ấp Tân thành, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho thấy kiến thức đúng của bà mẹ cao; 70,67% bà mẹ biết sử dụng tại nhà ORS và nước cháo muối (24,33%) khi con bị tiêu chảy [1]. Cũng tương đồng với kết quả của tác giả Trương Thanh Phương với đa số các bà mẹ đều sử dụng dung dịch Oresol khi trẻ bị mắc tiêu chảy (84,0%), nước cháo muối (29,5%), nước hoa quả (18,2%) [18].
Hiện nay trong nhân dân hay có quan niệm dùng các thuốc điều trị tiêu chảy, như thuốc giảm nhu động ruột, thuốc chống nôn, kháng sinh hay thuốc nam,… không có thuốc nào là có lợi cho trẻ, thậm chí việc lạm dụng thuốc còn có thể gây nguy hiểm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 71,4% các bà mẹ thực hành cho uống kháng sinh tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy cấp. tỷ lệ này là rất cao, việc lạm dụng kháng sinh đã xảy ra ở nhiều nơi, cũng không ít những thầy thuốc, dược sĩ còn phạm sai lầm trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em gây nguy hiểm cho trẻ chưa kể tốn tiền vô ích. Để khắc phục điều này ngành y tế cần tuyên truyền cho người dân đặc biệt người chăm sóc trẻ và các ý bác sĩ biết được tác hại của sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy cấp đơn thuần, dặc biệt là khi hiện nay thuốc kháng sinh được bán tràn ngập thị trường, người dân có thể mua bất kỳ lúc nào mà không cần đơn thuốc hay chỉ dẫn của thầy thuốc.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy có 22,7% các bà mẹ thực hành sử dụng cây thuốc nam tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy cấp. Cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Quang Vinh với tỷ lệ này chỉ là 7,4%. Nguyên nhân có thể do thuốc nam sẵn có, dễ tìm và không mất tiền, việc sử dụng đang được khuyến khích, nếu dùng đúng, biết cách làm sẽ có tác dụng tốt, mặt khác không đúng, có tác dụng không tốt và rất dễ gây nhiễm khuẩn nếu dụng cụ pha chế bẩn, nguyên liệu không được rửa sạch, vô hình dung đã đưa thêm tác nhân gây bệnh vào cơ thể trẻ, làm cho bệnh nặng hơn.
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy có 220 bà mẹ có con bị tiêu chảy được phỏng vấn về thực hành chăm sóc, có 55,0% các bà mẹ có mức độ thực hành cho trẻ bú đúng (cho trẻ bú như bình thường hoặc bú tăng nhiều hơn). Có 68,6% các bà mẹ có mức độ thực hành cho trẻ uống đúng (cho trẻ uống như bình thường hoặc uống tăng nhiều hơn). Có 76,8% các bà mẹ có mức độ thực hành cho trẻ ăn đúng (cho trẻ ăn như bình thường hoặc ăn tăng
nhiều hơn). Nghiên cứu của tác giả khi thì có 1,3 % bà mẹ không dám cho bú vì nghĩ bệnh nặng thêm, đa số các bà mẹ cho trẻ bú bình thường chiếm 54% và 42,6% cho trẻ bú nhiều hơn so với bình thường. có 3,1 % bà mẹ không dám cho uống vì sợ tiêu chảy nhiều hơn, 5,2% hạn chế cho uống để hạn chế đi ngoài, và 51% bà mẹ vẫn cho trẻ uống nhiều hơn so với bình thường và cho là điều cần thiết [30].
4.3. Mối liên quan giữa tỷ lệ suy dinh dưỡng với thực hành chăm sóc trẻcủa bà mẹ có con bị tiêu chảy của bà mẹ có con bị tiêu chảy
Các bà mẹ làm ruộng có tỷ lệ con SDD khi vào viện là cao nhất chiếm 57,5%. Những bà mẹ làm công nhân có tỷ lệ con SDD khi vào viện thấp hơn 0,5 lần so với những bà mẹ làm nông nhân, có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Các bà mẹ trình độ học vấn là trung học phổ thông và trình độ học vấn từ trung cấp trở lên có tỷ lệ SDD khi vào viện là 42,1% và 45,5%. Thấp chỉ bằng 0,27 và 0,3 lần so với các bà mẹ có trình độ học vấn là tiểu học và THCS, có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác