2.4.1. Thông tin chung của trẻ bị tiêu chảy dưới 5 tuổi điều trị nội trú
- Tuổi - Giới
- Triệu chứng lâm sàng
+ Số lần tiêu chảy trong ngày
+ Thời gian bị tiêu chảy (<2 tuần ngày hay > 2 tuần) + Phân sống + Phân có máu + Có nôn + Buồn nôn + Sốt - Triệu chứng mất nước + Mắt bình thường hay trũng.
+ Khi đưa nước hoặc dung dịch ORS, trẻ uống bình thường, từ chối hoặc uống háo hức hay trẻ không thể uống được vì đang lơ mơ hoặc hôn mê.
+ Độ chun giãn da: nếp véo da mất ngay, mất chậm hoặc mất rất chậm (trên 2 giây). Véo nếp da bụng của trẻ ở giữa đường nối từ rốn với đường bên theo chiều dọc của cơ thể và sau đó thả ra. Nếu thấy nếp da rõ ràng (trên 2 giây) sau khi thả tay ra là trẻ có dấu hiệu nếp véo da mất rất chậm.
Đánh giá và phân loại mức độ mất nước [37]
Đánh giá Phân loại
Khi có hai trong các dấu hiệu sau:
- Li bì hoặc khó đánh thức. - Mắt trũng.
Mất nước nặng
Khi có hai trong các dấu hiệu sau:
- Vật vã, kích thích. - Mắt trũng.
Có mất nước Không đủ các dấu hiệu để phân loại có
mất nước hoặc mất nước nặng Không mất nước
2.4.2. Khám trẻ để đánh giá tình trạng SDD
- Cân nặng sơ sinh
- Trẻ được bú sữa mẹ sau đẻ - Trẻ được ăn bổ sung
- Thời gian cai sữa
* Đánh giá suy dinh dưỡng
- Đánh giá mức độ SDD theo WHO. Dùng 3 chỉ tiêu: Cân nặng/tuổi (CN/T), chiều cao/tuổi (CC/T) và cân nặng/chiều cao (CN/CC). Quần thể tham chiếu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được áp dụng ở Việt Nam từ năm 2006.
+ Suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi (CN/T): Thể thiếu cân, đây là
chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất. Điểm ngưỡng là dưới -2SD được coi là suy dinh dưỡng thể thiếu cân.
Mức độ Ngưỡng phân loại
Suy dinh dưỡng vừa (độ I) Dưới -2SD đến ≥ -3SD Suy dinh dưỡng nặng và rất nặng
(độ II và độ III) Dưới -3SD
Bình thường -2SD đến +2SD
Thừa cân/Béo phì Trên +2SD
Chỉ tiêu cân nặng theo tuổi chỉ cho biết tình trạng suy dinh dưỡng chung, không phân biệt được suy dinh dưỡng mới xảy ra hay đã lâu.
+ Suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (CC/T): Chiều cao của trẻ được
so sánh với trẻ cùng tuổi, cùng giới của quần thể tham chiếu của WHO. Thang phân loại dựa trên độ lệch chuẩn như sau:
Mức độ Ngưỡng phân loại
Bình thường - 2 SD trở lên
Suy dinh dưỡng vừa ( độ 1) Dưới -2SD đến - 3SD Suy dinh dưỡng nặng (độ II) Dưới -3SD
Chỉ tiêu chiều cao/tuổi thấp (dưới -2SD) phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc SDD trong quá khứ .
Cân nặng/chiều cao thấp so với điểm ngưỡng là dưới -2SD theo quần thể tham chiếu WHO phản ánh SDD ở thời điểm hiện tại, mới xảy ra làm đứa trẻ ngừng lên cân hay tụt cân bị SDD thể gầy còm.
Khi cả hai chỉ tiêu chiều cao/tuổi và cân nặng/chiều cao đều thấp hơn điểm ngưỡng (-2SD) đề nghị thì đứa trẻ đó bị SDD thể phối hợp (mạn tính và cấp tính), vừa gày còm vừa thấp còi.
- Suy dinh dưỡng theo tuổi
2.4.3. Những thông tin chung về bà mẹ
- Tuổi
- Nghề nghiệp - Dân tộc
- Tiếp cận các phương tiện thông tin về bệnh tiêu chảy - Trình độ học vấn
2.4.4. Kiến thức về bệnh tiêu chảy của bà mẹ
- Bà mẹ biết về dấu hiệu của bệnh tiêu chảy
Kể đủ các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tiêu chảy thì được đánh giá là "biết đúng và đủ"; kể thiếu từ 1 triệu chứng trở lên thì được đánh giá là "biết đúng, không đầy đủ"; kể không đúng triệu chứng nào hoặc không biết thì được đánh giá là "biết sai/không biết".
- Bà mẹ biết về nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy
Bà mẹ kể đủ 4 nhóm nguyên nhân sau được đánh giá là "biết đúng và đủ":
+ Do virus. + Do vi khuẩn + Do ký sinh trùng + Do nấm
Bà mẹ kể thiếu từ một nguyên nhân trở lên được đánh giá là "biết đúng, không đầy đủ".
Bà mẹ kể không đúng hoặc không biết được đánh giá là "biết sai/không biết".
- Bà mẹ biết về cách phòng bệnh tiêu chảy
Bà mẹ kể được đủ 7 biện pháp phòng bệnh sau được đánh giá là "biết đúng và đủ":
+ Nuôi con bằng sữa mẹ (ăn sam) + Bổ sung thức ăn
+ Sử dụng nước sạch + Rửa tay thường quy + Thực phẩm an toàn
+ Sử dụng hố xí hai và xử lý phân an toàn + Phòng bệnh bằng vắc xin
Bà mẹ kể thiếu từ 1 nội dung trở lên được đánh giá là "biết đúng, không đầy đủ";
Bà mẹ kể sai nội dung phòng bệnh hoặc không biết được đánh giá là "biết sai/không biết".