Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Thực trạng dinh dưỡng của trẻ và kiến thức, thực hành về bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy điều trị nội trú tại bệnh viện sản nhi vĩnh phúc (Trang 25 - 29)

Thông tin được thu thập bằng phương pháp:

2.2.3.1. Phỏng vấn

Phỏng vấn bà mẹ bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn (Phụ lục 1).

2.2.3.2. Xác định tuổi của trẻ

Xác định tuổi trẻ em theo dướng dẫn của Viện Dinh dưỡng, dựa trên khuyến cáo của WHO năm 2006, Tính tuổi theo tháng:

- Kể từ khi mới sinh tới trước ngày tròn một tháng (từ 1 đến 29 ngày hay còn gọi là tháng thứ nhất) được coi là 0 tháng tuổi.

- Kể từ ngày tròn 1 tháng đến trước ngày tròn 2 tháng (tức 30 ngày đến 59 ngày, tháng thứ 2) được coi là 1 tháng tuổi.

- Tương tự, kể từ ngày tròn 11 tháng đến trước ngày tròn 12 tháng (tức là tháng 12) được coi là 11 tháng tuổi.

Trường hợp mẹ không nhớ ngày sinh thì việc tính tháng tuổi được tiến hành như trên nhưng bớt đi một tháng. Dùng lịch âm dương để quy đổi nếu người mẹ không nhớ ngày sinh dương lịch.

2.2.3.3. Khám lâm sàng bệnh nhi

Hỏi tiền sử, diễn biến bệnh, các triệu chứng của bệnh tiêu chảy, khám đánh giá mức độ mất nước, mức độ suy dinh dưỡng của trẻ.

Hình 1. Cân trẻ đứng

- Dụng cụ cân: Sử dụng cân Nhơn Hòa có độ chính xác tới 100g

Hình 2. Cân trẻ nằm - Vị trí đặt cân:

Đặt cân ở nơi phẳng chắc chắn, thuận tiện cho việc cân trẻ. - Thao tác cân:

+ Trẻ mặc quần áo tối thiểu, bỏ dày dép, mũ.

+ Đứng giữa bàn cân mắt nhìn thẳng, không cử động (cân bàn).

+ Đọc nhìn thẳng chính giữa mặt cân, đọc khi cân thăng bằng, ghi số cân theo kg, làm tròn 1 số thập phân.

2.2.3.5. Kỹ thuật đo chiều cao đứng.

Hình 3. Đo chiều cao đứng

- Dụng cụ: Sử dụng thước đo chiều cao đứng, cho trẻ ≥ 24 tháng. - Vị trí đặt thước:

+ Đối với thước đo chiều cao đứng bằng gỗ, cần đặt thước ở vị trí bằng phẳng, chắc chắn.

+ Thước đóng chắc chắn trên một phẳng đứng, và phải đảm bảo khi kéo thước chạm đất, thước chỉ số 0.

- Thao tác đo:

+ Bỏ guốc, giầy, dép, mũ nón, bờm tóc, khăn, búi tóc. + Đứng quay vào thước đo, 2 chân sát vào nhau.

+ Đảm bảo 5 điểm chạm: Gót chân, bụng chân, mông, vai và chẩm theo một đường thẳng áp sát thước đo, mắt nhìn thẳng 2 tay buông thõng 2 bên.

+ Dùng thước vuông áp đỉnh đầu, thẳng góc với thước đo. + Đối với thước vuông áp đỉnh đầu, thẳng góc với thước đo.

+ Người hỗ trợ giữ 2 cổ chân và gối trẻ, người đo 1 tay giữ cằm trẻ, còn tay kia kéo eke áp đỉnh đầu của trẻ.

+ Đọc kết quả theo cm với 1 số lẻ.

2.2.3.6. Kỹ thuật đo chiều dài nằm: Áp dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Hình 4. Đo chiều cao nằm - Dụng cụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thước đo chiều dài nằm cho trẻ dưới 2 tuổi với độ chia tối thiểu 0,1 cm. - Kỹ thuật đo:

+ Đặt thước trên mặt phẳng ngang (trên mặt bàn hoặc dưới sàn). + Bỏ tất cả dày, dép, mũ….của trẻ.

+ Đặt trẻ nằm ngửa trên thước, đảm bảo 5 điểm chạm, trục của thân trùng với trục cơ thể.

+ Một người giữ đầu trẻ sao cho mắt trẻ hướng thẳng lên trần nhà, đỉnh đầu chạm vào eke chỉ số 0.

+ Người thứ 2 giữ 2 đầu gối của trẻ sao cho hai gót chân chạm tay nhau, tay kia đẩy eke di động áp sát vào 2 bàn chân thẳng đứng, vuông góc với mặt thước.

+ Đọc kết quả theo đơn vị là cm với 1 số thập phân.

Sau khi thu kết quả và tính toán dựa vào phân loại theo WHO để phân loại mức độ SDD của trẻ.

Một phần của tài liệu Thực trạng dinh dưỡng của trẻ và kiến thức, thực hành về bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy điều trị nội trú tại bệnh viện sản nhi vĩnh phúc (Trang 25 - 29)