CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.2. Khí hậu và thuỷ văn
2.3.2.1. Khí hậu
Tam Đảo thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất của
miền núi phía Bắc, chia làm hai mùa.
Mùa mưa từ tháng 4- 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình năm là 1600-2600mm, mưa phân bố không đều
theo vùng và theo mùa, tập trung vào tháng 7,8.
Có thể coi số liệu của Trạm Khí tượng Tuyên Quang và Vĩnh Yên đặc
trưng cho khí hậu sườn Tây-Nam; Trạm Đại Từ đặc trưng cho sườn Đông Bắc; Trạm Tam Đảo ở độ cao gần 900m, đặc trưng cho vùng núi cao và Khu nghỉ mát Tam Đảo.
Vùng thấp: Độ cao dưới 900m, dưới chân núi, khí hậu tương tự vùng
đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình năm 230C, lượng mưa 1600mm, lượng bốc hơi 700-1040mm/năm.
Vùng cao: Độ cao trên 900m, bao gồm các vùng núi cao và Khu nghỉ
mát Tam Đảo, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm 180C, lượng mưa lớn
2.630,3mm/năm, lượng bốc hơi thấp 561,5mm/năm (Phân viện điều tra quy
hoạch rừng Đông Bắc Bộ, “Báo cáo chuyên đề dân sinh kinh tế xã hội VQG
Tam Đảo”) [19].
2.3.2.2. Thủy văn
Trong khu vực có 2 hệ thống sông chính là sông Phó Đáy ở phía Tây và Sông Công ở phía Đông. Đường phân thuỷ của 2 hệ thống sông chính là dông
núi Tam Đảo chạy từ Đèo Khế (Sơn Dương) đến Mỹ Khê (Bình Xuyên).
Mạng lưới sông suối hai sườn Tam Đảo dồn xuống các sông chính như chân
rết khá dày và ngắn, có cấu trúc dốc và hẹp lòng từ đỉnh xuống chân núi, lưu
lượng nước lớn, khi xuống tới các chân núi suối thường chảy dọc theo các
-26-
cả các sông suối trong vùng không có khả năng vận chuyển thuỷ, chỉ có thể
làm các thuỷ điện nhỏ (Phân viện điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ,
“Báo cáo chuyên đề dân sinh kinh tế xã hội VQG Tam Đảo”) [19].
2.3.3. Thổ nhưỡng
Do điều kiện tự nhiên và quá trình phân hoá, VQG Tam Đảo hình thành
4 loại đất chủ yếu như sau:
- Đất Feralit mùn vàng nhạt: Diện tích khoảng 9.000 ha chiếm 17,7% diện tích; phân bốở độ cao từ 700 m đến 1.592 m; thành phần cơ giới nhẹ hay trung bình.
- Đất Feralit màu vàng đỏ: Diện tích 9.292 ha chiếm 18,4%; phân bốở độ cao từ 400 m đến 700 m; thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ.
- Đất Feralit màu đỏ vàng : Diện tích 23.259 ha lớn nhất, chiếm 46,0; thườngở độ cao 100 - 400 m; thành phần cơ giới nhẹ.
- Đất Feralit màu xám: Diện tích 8.991 ha, chiếm 17,8%; thành phần
cơ giới trung bình đến nhẹ.
Nhìn chung, đất vùng núi Tam Đảo phần lớn là đất feralit hình thành trên đá vôi, càng lên cao tỷ lệ mùn càng tăng, tỉ lệ oxit nhôm cũng tăng lên so với oxit sắt. Do điều kiện nhiều đồi núi và độ dốc lớn, nên độ che phủ rừng
giữ vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái của
vùng (Trần Ngọc Hải, 2009) [2].