Tài nguyên thực vật và động vật

Một phần của tài liệu Thành phần và cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở đai cao trên 700m tại vườn quốc gia tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.4. Tài nguyên thực vật và động vật

2.3.4.1. Tài nguyên thực vật

Đa dạng về thành phần loài thực vật: Theo kết quả điều tra từ 1997-

2000, đã ghi nhận được tại VQG Tam Đảo 1.282 loài thực vật bậc cao có

mạch, thuộc 660 chi, 179 họ. Trong số 1.282 loài thực vật được phát hiện tại

Tam Đảo có 66 loài cây quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam: Trầm

-27-

tâm, Đinh hương, Kim giao .... Đặc biệt, trong số đó có 42 loài thực vật được

coi là đặc hữu của VQG Tam Đảo (nguồn: Các VQG Việt Nam, 2001)[1]. Nói chung thảm thực vật rừng Tam Đảo có nền thực vật nhiệt đới, nhưng do phân hóa độ ẩm, dải độ cao nên thảm thực bì rất phong phú, hệ

thực vật bao gồm các loài cây nhiệt đới, á nhiệt đới và cả ôn đới. Riêng loài thực vật hạt trần thân gỗ mọc tự nhiên ở Tam Đảo đã có 5 loài: Sam bông(Amentotaxup.sp), Pơmu (Fokienia hodginsii), Thông tre (Podocartus meriifolius), Thông Yên Tử (Podocarpus brevifolius) và Kim giao (Podocarpus fleuryi). Pơmu là thực vật cổ vùng ôn đới phân bố ở độ cao trên 1000m (Viện điều tra quy hoạch rừng, 1993)[23].

Mặc dù đây mới chỉ là những ghi nhận bước đầu, chắc chắn trong

tương lai sẽ còn nhiều loài được phát hiện tại khu vực, những số liệu trên cho thấy VQG Tam Đảo là nơi có mức độ đa dạng cao về thành phần loài thực

vật và là nguồn gen vô giá cho bảo tồn đa dạng sinh học.

2.3.4.2. Tài nguyên động vật

Khu hệ thú: Có 77 loài đã được ghi nhận ở VQG Tam đảo, trong đó

16 loài bị đe doạ ở cấp quốc gia; 17 loài ở cấp độ thế giới; 16 loài ghi trong

Nghị định 32 của Chính Phủ (32/2006/NĐ-CP).Tổng số có 21 loài thuộc diện

ưu tiên bảo tồn. Trong số 31 loài thú lớn có 17 loài (54,8%) thuộc diện ưu tiên

bảo tồn đối với VQG Tam Đảo cũng như Việt Nam.

Khu hệ chim: Theo số liệu điều tra giai đoạn 2004-2005 (Peter.D và Lê Mạnh Hùng, 2005) và các số liệu đã có trước đây từ các nguồn khác nhau, các tác giả đã đưa ra kết luận rằng Khu hệ chim ở VQG Tam Đảo có trên 280 loài. Lần đầu tiên các loài chim di cư ăn thịt được ghi nhận với số lượng loài và số cá thể lớn; đồng thời cho thấy VQG Tam Đảo là địa điểm quan sát chim quan trọng đối với chúng ở Miền Bắc Việt Nam.

-28-

Khu hệ bò sát-ếch nhái: đã ghi nhận với tổng số 180 loài (57 loài ếch

nhái thuộc 3 bộ, 8 họ, và 123 loài bò sát thuộc 3 bộ, 17 họ), phát hiện 2 loài mới cho khoa học tại VQG Tam Đảo: (loài Leptolalax sunggi,1998 và Rana trankieni, 2003). Trong tổng số đó có 38 loài quý hiếm (gồm loài sách đỏ Việt

Nam và thế giới, loài CITES và Nghị định 32/2006).

Khu hệ côn trùng: Theo các báo cáo nghiên cứu, Khu hệ bướm VQG TĐ của Vũ Văn Liên (2005), tổng số có 360 loài bướm đã được ghi nhận cho VQG Tam Đảo. Họ Nymphalidae có số loài nhiều nhất (86 loài) tiếp theo là họ Hesperiidae (77 loài) và họ Lycaenidae (53 loài); Hai họ Acraieidae

Lybytheidae có số loài ít nhất (3 loài); trong số đó có 9 loài quan trọng. (Đỗ

Quang Huy, 2009)[4].

Một phần của tài liệu Thành phần và cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở đai cao trên 700m tại vườn quốc gia tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)