THẢI SINH HOẠT Ở THỊ TRẤN LONG HẢ
5.3./ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RTSH TẠI TTLH A CÁC GIẢI PHÁP KĨ THUẬT
A. CÁC GIẢI PHÁP KĨ THUẬT
RTSH của TTLH với đặc trưng có hàm lượng hữu cơ tương đối lớn và thành phần tương đối phức tạp, nhưng khối lượng không lớn lắm nên việc lựa chọn phương pháp xử lý và đề xuất hệ thống quản lý phù hợp là không khó lắm. Để quản lý RTSH trên địa bàn thị trấn tốt hơn cần phải kết hợp đồng bộ các đơn vị thu gom nhà nước và tư nhân lại với nhau thành một tổ chức để dễ dàng quản lý. Thực tế việc xử lý RTSH trên địa bàn thị trấn hiện nay rất tốt, nhưng tạm thời chỉ xử lý được một nửa khối lượng rác của TTLH. Trong tương lai với tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng, cùng với sự phát triển kinh tế và đời sống người dân được năng cao, khối lượng RTSH ngày càng tăng, nhưng việc xử lý RTSH thành phân hữu cơ bằng phương pháp thủ công thì không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vì vậy việc đưa ra các giải pháp xử lý và quản lý là rất cần thiết cho việc quản lý RTSH TTLH để đáp ứng nhu cầu thực tế trong tương lai.
thị trấn Long Hải
5.3.1./ Giải pháp phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn:
Công đoạn phân loại rác từ nguồn là công việc hết sức cần thiết vì nó không những tiết kiệm được nguyên vật liệu (đối với các loại rác có thể tái sinh được) mà còn giảm chi phí xử lý, nâng cao hiệu quả xử lý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (PLRTSHTN) hầu như chưa thực hiện được do kinh phí của nhà nước còn eo hẹp , do ý thức của người dân chưa cao, việc phân loại RTSH tại nguồn còn quá mới mẻ với đơn vị thu gom và người dân và mọi người chưa thấy được kết quả khả quan nào đối với việc phân loại RTSH tại nguồn. Dẫu sao, đây cũng là biện pháp cần thiết, chắc chắn sẽ được thực hiện trong tương lai nên có một số đề xuất việc thu gom RTSH tại nguồn trên địa bàn TTLH như sau:
Cách thức tổ chức việc PLRTSH tại nguồn phải tiến hành theo các bước: vận động, tuyên truyền; trang vị các phương tiện, thiết bị cho việc PLRTSH tại nguồn đến các hộ gia đình, tổ chức thu gom RTSH đã được thu gom.
Tổ chức tuyên truyền – vận động:
- Tổ chức các cuộc họp phường, xã, khu phố, tổ dân phố tuyên truyền về lợi ích của việc PLRTSHTN và hướng dẫn cách thức phân loại cho người dân 1 tuần / 1 lần và làm liên tục trong 4 tuần. Tổ chức các cuộc thi PLRTSHTN giừa các khu phố , khen thưởng các hộ gia đình thực hiện tốt việc PLRTSHTN.
- Thường xuyên tuyên truyền trên báo, đài, dán áp phích, treo băng rôn,đưa ra các hình ảnh về việc PLRTSHTN trên các con đường trung tâm, tại chợ, tại cơ quan, trường học…Tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường như : “ Đọan đường văn minh sạch đẹp”, “ Ngày chủ nhật xanh”, …
thị trấn Long Hải Cung cấp trang thiết bị cho việc PLRTSHTN
Đối với hộ gia đình: phân làm 3 loại như sau:
Rác có thể tái sử dụng bao gồm: thủy tinh, nhựa (PE, PVC, PET,…), kim loại (sắt, nhôm, lon đồ hộp,…) giấy, carton…
Rác khó phân hủy sinh học bao gồm: cao su, vải, da, gỗ, sành sứ, xà bần,…
Rác dễ phân hủy sinh học bao gồm: rác thực phẩm (loại này chiếm tỷ lệ khá lớn >50%), cây gỗ, …
Hình 5.3 - Qui trình phân loại rác tại nguồn
Hiện tại trong giai đoạn này RTSH tại các hộ gia đình có thể tiến hành phân làm 3 loại và trang bị ba thùng rác có màu khác nhau (hoặc có thể là túi nylon với hai
Phân loại Nguồn phát thải Rác có khả năng tái chế Rác không có khả năng tái chế Cơ sở tái chế Rác độc hại (thùng đen) Rác phân huỷ được (thùng xanh) Rác khó phân huỷ (thùng đỏ) Thiêu, đốt Sản xuất phân Composting Bãi chôn lấp
thị trấn Long Hải
màu sắc dễ phân biệt màu xanh và màu đỏ do nhà nước cấp hay do tự mua theo hướng dẫn). Một túi nylon màu xanh để chứa các loại rác dễ phân hủy, một túi nylon màu đỏ chứa các loại rác có thể bán ve chai hoặc tái chế như: lon bia, chai thủy tinh, đồ hộp, túi nylon…Sau khi chứa rác vào những dụng cụ trên, người dân sẽ đem đổ rác dễ phân hủy 1 lần/ngày để trách bốc mùi trong nhà, loại còn lại có thể đem bán ve chai hoặc đem đỗ ở xa thu hồi phế liệu 2 lần/tuần.
Đối với các cơ quan hành chính, trường học, công ty, xí nghiệp, bệnh viện, trạm y tế, nơi công cộng: tất cả đều đặt 3 loại thùng rác thải có màu sắc khác nhau và hình dạng ngộ nghĩnh nhằm gây sự chú ý của người dân trong khu vực (đối với các khu vực công cộng) tại mỗi điểm :
- Thùng màu xanh đựng rác thải hữu cơ dễ phân huỷ như : rau quả, thực phẩm, giấy vụn, bùn cặn cống, …
- Thùng màu đỏ đựng các loại rác vô cơ và rác hữu cơ khó phân huỷ như : nylon, nhựa, kim loại, thuỷ tinh, da…
- Thùng màu đen đựng các chất thuộc chất thải nguy hại như : pin, đèn điện, các dung dich hoá chất tẩy rửa …
Đối với RTSH các nhà hàng, khách sạn, quán ăn: ta cũng phân loại RTSH tương tự như cơ quan hành chính, trường học, xí nghiệp...
Đối với rác chợ : thì công tác thu gom gặp phải khó khăn hơn, do lượng rác thãi ra rất đa dạng. Tuy nhiên, cần phải cố gắng khắc phục khó khăn và tiến hành phân loại như đối với các hộ gia đình. Tại mỗi gian hàng, RTSH được bỏ vào 02 túi nylon màu xanh và màu đỏ. Màu xanh chứa những loại rác phân hủy được, màu đỏ chứa nhũng loại rác có thể tái chế được. Tại mỗi điểm đầu đường vào các gian hàng phải đặt 03 thùng rác có màu sắc nổi bật khác nhau, màu xanh, màu đỏ và màu đen. Hằng ngày các thùng chứa rác màu xanh sẽ được công nhân thu gom đổ vào trong các thùng chứa rác loại
thị trấn Long Hải
đầu kéo, còn các thùng chứa rác loại màu đỏ và màu đen sẽ được tập trung tại một nơi cố định, khoảng 2 ngày / lần xe thu gom riêng biệt sẽ thu gom các loại rác trong thùng màu xanh và màu đỏ đi tới xí nghiệp nhà máy tái chế hay đem đốt và đổ tại bãi chôn lấp.
Tổ chức thu gom RTSH đã được phân loại tại nguồn
Đối với các hộ dân ở mặt tiền - đường lớn – nhà hàng – khách sạn – cơ quan – trường học: Có 2 xe thu gom rác đi chung với nhau. Xe ép rác loại lớn (7 tấn) sẽ
đi trước để thu gom rác thải thực phẩm chứa trong các thùng xanh hay bao ny lon xanh. Xe ép rác loại nhỏ ( 2.5 – 3 tấn ) sẽ đi sau để thu gom rác thải khó phân hủy, rác thải độc hại được đựng trong thùng đỏ và thùng đen hay bao ny lon đen.
Đối với các hộ dân nằm trong hẻm : Xe đẩy tay loại 500 kg / xe được trang bị
thêm 02 thùng rác màu đỏ và màu đen loại 120 lít trên các xe. Rác thải phân hủy công nhân sẽ thu gom bỏ vào xe đẩy tay. Còn loại rác khó phân hủy bỏ vào thùng màu đỏ, rác độc hại bỏ vào thùng màu đen. Sau đó công nhân đẩy các xe rác đẩy tay ra các điểm hẹn.
Bảng 4.18 – Danh mục các loại rác cần phân loại
STT Phân loại
Rác hữu cơ dễ phân huỷ (Màu xanh)
Rác vô cơ và hữu cơ khó phân huỷ (Màu đỏ)
Rác thuộc chất thải nguy hại (Màu đen)
1 Rau quả Cao su Pin
2 Thực phẩm Da Bình điện
3 Lá cây Chất dẻo Lọ hoá chất
4 Giấy vụn Vải, hàng dệt Thuốc tây
5 Bùn, cặn cống Kim loại, thuỷ tinh Các chất tẩy rửa
thị trấn Long Hải
7 Nylon, nhựa, giấy
5.3.2./ Giải pháp về thu gom: 5.3.2.1./ Thu gom rác các hộ dân:
Các hộ nằm ở mặt tiền, hẻm lớn
Đối với các hộ mặt tiền và hẻm lớn trên đường trung tâm số 1, đường số 4, đường số 6, đường số 12, đường ra bãi cá Long Hải nên sử dụng bao nylon làm dụng cụ chứa rác, bao nylon có thể có dung tích 5, 10, 15 lít tùy mức độ thải của từng gia đình. Rác thải trong ngày đổ vào bao, cột kín, đến giờ thu gom các hộ gia đình đem bao rác để trước nhà, bên lề đường, hoặc bỏ các bao nylon rác vào các thùng chứa rác công cộng đặt trên các con đường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân vệ sinh thu gom rác. Nên sử dụng xe ép loại 2,5 - 5 tấn thu gom chuyển thẳng đến trạm trung chuyển hay bãi đổ. Giá thành bao nylon rẻ, khoảng 100 - 200 đồng/bao, nên mỗi hộ sẽ chi khoảng 3.000 - 6.000 đồng/tháng. Ưu điểm của cách thu gom này là sạch gọn, không bị mất giỏ đựng rác, không gây tình trạng đùng đẩy thùng rác công cộng trước nhà người dân, không cần tập trung rác về điểm hẹn, công nhân vệ sinh đỡ vất vả…
Các hộ nằm ở các đường phố nhỏ và hẻm nhỏ
Đối với các hộ ở các đường phố nhỏ và trong các hẻm nhỏ tại các khu phố trên toàn thị trấn thì rác của mỗi hộ nên đem ra trước cửa nhà hay điểm tập trung rác ở đầu con hẻm vào buổi tối để tiện cho công nhân thu gom rác vào sáng sớm. Do các hộ nằm trong các đường phố nhỏ và các con hẻm nên việc thu gom không thể thực hiện được
thị trấn Long Hải
bằng các phương tiện cơ giới do đó vẫn phải dùng xe đẩy tay như hiện nay, cứ 2 công nhân/xe, đến từng hộ thu gom rác (rác có thể đựng trong bao nylon hoặc các thùng rác ) sau đó đưa về điểm hẹn. Thu rác ở các tuyến đường này nên bắt đầu từ lúc 4h – 6h sáng. Trên cơ sở các địa bàn thu gom thiết lập các điểm hẹn hợp lý để rút ngắn khoảng đường đi của các xe rác. Mỗi một xe phục vụ khoảng 300-400 hộ/ngày và số hộ được giao cố định cho người thu gom bằng xe đẩy tay ở địa bàn đó.Về lâu dài cần xoá bỏ các điểm hẹn hiện nay hoặc nâng cấp các điểm hẹn thành các trạm ép rác kín để tránh gây tắt nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường và mất vẽ mỹ quan của đường phố.
Đề xuất các tuyến thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Long Hải
Các tuyến thu gom trên địa bàn TTLH được đề xuất như sau: có 03 tuyến
Tuyến số 1: Bắt đầu từ khu resort Gofl 5 – các hộ dân đường số 12 ( cả 2 bên đường) –
tới đầu đường ra bến cá Long Hải – các hộ dân đường số 6 ( cả 2 bên đường) – chợ Hải Sơn - khu mộ cô và khu Công Đoàn 298 – bãi đổ.
Tuyến số 2: Bắt đầu từ ngã ba Lò Vôi – các hộ dân đường số 6 ( cả 2 bên đường ) –
các hộ dân đường ra bãi cá Long Hải – bãi cá Long Hải – các hộ dân đường số 4, 2, 1 – Trường THPT Long Hải – Phước Tỉnh – bãi đổ
Tuyến số 3: Thu gom các hộ dân trong hẻm và đường nhỏ
- Các hộ dân trong hẻm khu phố Hải Điền 1, Hải Điền 2, Hải Điền 3 – Tập kết tại đường số 2.
- Thu gom Các hộ dân trong hẻm khu phố Hải Sơn, Hải Hà 2 – tập kết tại Đường số 4.
- Thu gom các hộ dân trong hẻm khu phố Hải Hà 1, Hải Phong 1- tập kết tại đầu đường ra bến cá Long Hải.
thị trấn Long Hải
- Thu gom các hộ dân trong hẻm khu phố Hải Phong 2 và Hải Vân – tập kết tại đường số 12 gần khu nghĩa địa
Đối với các hộ nhà nông, nhà vườn
Đối với các hộ nhà nông, nhà vườn ở các khu phố Hải Sơn, Hải Điền 1, Hải Vân thì việc thu gom không có hiệu quả, đa số các hộ này nằm trong các con hẻm sâu, nhỏ, nằm gần trong núi nên việc thu gom khó khăn. Rác thải sinh hoạt của các hộ nhà nông, nhà vườn chủ yếu tự xử lý bằng cách đào các hố, khoảng 2 – 3 ngày đốt 1 lần. Còn các vật liêu kim loại, giấy, thủy tinh, cao su được bán ve chai – phế liệu. Cần phải tuyên truyền phổ biến cách thức đốt, xử lý RTSH cho các hộ dân này.
Phổ biến cho người dân phương pháp sử dụng thùng giun để xử lý rác hoặc sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm; không nên vứt rác bừa bãi trong vườn nhà hoặc xuống kênh rạch.
Hướng dẫn cho người dân cách thức đào các hố chôn, và cách thức đốt cho hợp lý. Hướng dẫn tách rác làm hai loại: loại chất hữu cơ cho vào các thùng giun và làm thức ăn cho gia súc gia cầm; loại có khả năng tái sử dụng hoặc bán được thì thu gom lại (có thể bán cho các cơ sở thu mua phế liệu). Các loại rác trơ thì đựng trong các thùng chứa rác.
5.3.2..2./ Thu gom rác đường phố:
Rác đường phố được hình thành từ các nguồn như lá cây rụng, cây cỏ dại, bụi, đất cát, rác do khách vãng lai xả ra đường, rác từ các hộ dân thiếu ý thức đổ bừa bãi ở
thị trấn Long Hải
góc đường, góc phố…. Còn một số vật nuôi, vật hoang dã có thể bị xe cán chết và nằm lại trên đường. Xác chết súc vật từ các hộ dân cũng có thể bị vứt bỏ bừa bãi ra đường phố. Để giữ gìn đường phố sạch đẹp và góp phần bảo vệ môi trường đô thị, rác đường phố phải được thu gom nhiều lần trong ngày. Rác đường phố là loại rác hỗn tạp, do đó trong quá trình thu gom công nhân vệ sinh có trách nhiệm phân loại các thành phần có thể tái chế, tái sử dụng được.
Việc quét rác đường phố nên thực hiện vào ban đêm (từ 22-24h ) hoặc sáng sớm ( từ 4h -6h ) vì lượng xe cộ ít, trời mát, hết khách bộ hành nên việc quét dọn sẽ nhanh và sạch hơn. Tuy nhiên, tại những góc phố không có đèn đường hoặc đèn không đủ sáng rất dễ gây tai nạn cho công nhân vệ sinh, do đó cần phải trang bị cho công nhân quét đường quần áo bảo hộ lao động có phản quang mặt trước và mặt sau.
Công nhân dùng xe đẩy tay, xe con rùa để thu gom rác đường phố, dùng chổi cán dài quét và hốt bằng ky cho đến khi rác đầy xe, vận chuyển về điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển, hay đổ vào các thùng rác công cộng trên các con đường, tiếp tục thực hiện chuyển tiếp theo cho đến khi hết tuyến đường quy định. Trung bình mỗi công nhân đảm trách khoảng 1-2 km đường. Cự ly từ địa bàn quét đến điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển khoảng 1-2 km.
5.3.2.3./ Thu gom rác công cộng
Ở các khu vực công cộng như công viên, câu lạc bộ, khu vui chơi giải trí, sân vận động, bãi biển phải trang bị các thùng rác công cộng cho từng loại rác, thùng màu xanh đựng rác thực phẩm, thùng màu đỏ đựng rác có thể phân hủy và phải có bảng hướng dẫn cụ thể trên mỗi thùng. Thùng rác phải đúng quy định, có nắp đậy, tránh vung vãi, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thu gom hàng ngày bằng xe ép rác chạy dọc các tuyến đường. Dọc các đường phố lớn có nhiều khách vãng lai hay dọc
thị trấn Long Hải
các bờ kênh, bờ kè, bãi biển phải đặt các thùng rác công cộng có dung tích 100-300 lít với quy cách tiện cho việc bỏ rác vào thùng cũng như dễ lấy rác đi.
5.3.2.4./ Thu gom rác ở các cơ quan hành chính
Các cơ quan hành chính trên địa bàn lượng rác thải sinh hoạt không nhiều, chỉ cần trang bị các thùng rác công cộng đặt tại các vị trí thích hợp tại các cơ quan và các thùng rác này phải được chuyển ra trước cửa cơ quan vào lúc tối cho xe thu gom các