A./ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VAØ TAØI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 4.1./ Vị trí địa lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Long Hải huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 40 - 47)

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRẤN LONG HẢI – HUYỆN LONG ĐIỀN – TỈNH BAØ RỊA – VŨNG TAØU

A./ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VAØ TAØI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 4.1./ Vị trí địa lý

4.1./ Vị trí địa lý

thị trấn Long Hải

Long Hải là một thị trấn ven biển của huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vơí diện tích tự nhiên là 1059,04 ha. Thị trấn Long Hải là một trong những đơn vị hành chính của huyện Long Điền được tách ra từ huyện Long Đất trước đây theo nghị định 152/NĐ – CP, ngày 9/2/2003 của thủ tướng chính phủ.

Long Hải nằm ở 10027’34’’, vĩ độ Bắc là 10704’38’’ kinh độ Đông: Phía Đông giáp núi Minh Đạm

Phía Nam giáp xã Phước Hải – huyện Long Điền Phía Tây giáp Biển Đông

Phía Bắc giáp xã Phước Hưng.

Thị trấn có tuyến bờ biển dài khoảng 8km tiếp giáp với 2 xã Phước Hưng và Phước Hải, bãi biển dài thuận lợi cho việc phát triển du lịch tham quan tắm biển. Có núi Minh Đạm nằm về hướng Đông là căn cứ kháng chiến trong cuộc đấu tranh chống Pháp và Mỹ, có đường tỉnh lộ 44A ( gọi tắc là đường trung tâm ) đi Bà Rịa –Phước Hải chia thị trấn thành 2 phần rõ rệt: nửa tiếp giáp biển và nửa tiếp giáp núi Minh Đạm.

4.2./ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 4.2.1./ Đặc điểm về địa chất

Toàn bộ thị trấn Long Hải nằm trên nền đá mẹ Granit và hệ trầm tích biển Halocen, có tầng dày từ 2-3 đến 5-7m, vật liệu của nó màu nâu vàng, lên sát bề mặt chuyển sang màu xám. Cùng với điều kiện nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn và tập trung làm cho đất bị rửa trôi mạnh, nghèo dưỡng chất và có hoạt tính thấp. Vùng ven biển là hệ trầm tích Halocen, cát biển hạt thô.

thị trấn Long Hải

4.2.2./ Địa hình – Độ dốc:

Thị trấn Long Hải có địa hình đồi núi cao ở phía Đông, dạng đồi bằng thấp ven biển, lượn sóng nhẹ. Địa hình có chiều hướng thấp dần từ Đông sang Tây. Phía Đông Nam thị trấn địa hình tương đối bằng phẳng là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng: giao thông, các công trình công cộng, nhà nghỉ, khách sạn…

4.2.3./ Khí hậu – Thủy Văn

Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí trung bình: 27.10C Nhiệt độ không khí cực đại: 36.50C Nhiệt độ không khí cực tiểu: 16.80C

Tại TTLH khí hậu mang tính chất chung của khí hậu Nam Bộ, nóng quanh năm, mưa nhiều, phân hoá theo hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, ít có hiện tượng thời tiết biến đổ phức tạp. Nhiệt độ trung bình năm tại TTLH khoảng 27,10C, chênh lệch trung bình giữa tháng nóng nhất với tháng lạnh nhất khoảng 2–30C. Nhiệt độ trung bình cực đại là 36,50C và cực tiểu là 16,80C. Tháng nóng nhất trong năm là tháng 5, tháng lạnh nhất là tháng 1.

Tổng số giờ nắng tại TTLH khoảng 2300-2800 giờ mỗi năm. Tháng 3 có số giờ nắng lớn nhất là 300 giờ/tháng. Và tháng 9 có số giờ nắng ít nhất là 170 giờ/tháng.

Nhiệt độ bề mặt của nước biển

Lớp bề mặt: 24.310C

Lớp giữa: 20 – 290C ở độ sâu từ 10 – 30m Lớp gần đáy: 21 – 240C

thị trấn Long Hải  Chế độ gió

Kết quả quan trắc chế độ gió tại đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam bộ cho thấy Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa khô chịu sự chi phối của gió mùa Đông Bắc và mùa mưa chịu ảnh hưởng của địa hình khu vực gây nên, do đó hướng gió chủ yếu là Đông Bắc, Đông và Tây Nam. Vì chịu ảnh hưởng của quy luật vùng duyên hải nên Vũng Tàu và các vùng phụ cận còn chịu ảnh hưởng của gió đất và gió biến đổi hướng trong ngày.

Từ tháng 4 – 11 thịnh hành gió Tây và gió tây Nam Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau thịnh hành gió Đông Tốc độ gió trung bình 2,1m/s

Tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s có hướng Đông và Tây Nam

Trong các tháng chuyển tiếp ( tháng 4 và tháng 10) hướng gió phân tán rõ rệt, ở hầu hết các hướng đều có tần suất của hướng lẫn sức gió rất nhỏ.

Độ ẩm không khí

Độ ẩm tương đối trung bình năm: 78% Độ ẩm tương đối nhỏ nhất: 28%

Lượng mưa

Lượng mưa trung bình: 1,737.8 mm Lượng mưa tháng lớn nhất: 630,3 mm Số ngày mưa trung bình: 121 ngày

thị trấn Long Hải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuỷ Triều

Đặc điểm thuỷ triều trong vùng biển duyên hải không đều, xáo trộn giữa nhật triều và bán nhật triều. Nhật triều chiếm ưu thế hơn, biên độ lên trung bình khoảng 2m, biên độ xuống trung bình khoảng 0.5m, thời gian triều xuống có thể kéo dài 12 giờ

Sóng Biển

Độ cao và chu kì sóng trung bình là 1,6m và 5,5 giây. Độ cao và chu kì sóng cực đại là 10,5m và 11,5 giây. Vào thời kì mùa hè, hướng sóng chủ yếu là Tây nam, chiều cao của sóng nhỏ hơn 3m và tương đối ổn định. Vào thời kì gió mùa Đông Bắc, chiều cao của sóng khoảng 5m và hướng chủ yếu là Đông Nam.

Các hiện tượng khí hậu đặc biệt

Thường là giông, mù, bão tố. Tốc độ gió cực đại được ghi nhận là 30m/s với thời gian tồn tại không lâu. Theo số liệu thống kế của Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ thì từ năm 1929 – 2006 đã ghi nhận 50 cơn bão đi qua khu vực phía nam, gần đây nhất là cơn bão Durian tháng 10/2006 đã đổ bộ vào Long Hải phá tan toàn bộ khu vực bờ biển và nhà cửa. Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong vòng 60 năm tốc độ gió lớn hơn 20m/s ghi nhận được 4 lần. Như vậy khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu trong vòng 60 năm tốc độ gió lớn hơn ghi nhận được 6 lần. Như vậy khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của các cơn bão đi qua và ở giai đoạn yếu đi của bão.

thị trấn Long Hải

4.2.4./ Tài nguyên tự nhiên – khoáng sản 4.2.4.1./ Tài nguyên Nước

1) Tài nguyên nước mặt: Trên địa bàn TTLH có nguồn nước ngọt từ trên núi xuống ( Suối Tiên ) cung cấp cho nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp toàn thị trấn, lượng nước này không nhiều vào mùa khô. Ngoài ra còn có một số ao, hồ nhỏ gần khu vực trong núi, gần chợ mới Long hải và gần khu Miễu Bà ( ấp Hải Hà 2 ), lượng nước không nhiều, chủ yếu được sử dụng cho việc trồng trọt,chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản qui mô nhỏ

2) Tài nguyên nước ngầm: Nguồn nước ngầm trên địa bàn TTLH thay đổi theo mùa, mùa mưa 3-4m có nước, mùa khô 20m hoặc sâu hơn. Nước ngầm ở một số nơi bị nhiễm mặn và nhiễm phèn, chất lượng không tốt lắm, gây thiếu nước trong sinh hoạt và tưới tiêu.

4.2.4.2./ Tài nguyên Rừng

Tổng diện tích rừng hiện có là 277.76 ha chiếm 26.23% diện tích tự nhiên toàn thị trấn, chủ yếu là đất rừng phòng hộ trên núi cao nên cần được bảo vệ. Thảm thực vật rừng chủ yếu là tràm, bạch đàn.

4.2.4.3./ Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của huyện Long Điền nói chung chủ yếu là khoáng sán dùng làm nguyên vật liệu xây dựng. Những kết quả điều tra khảo sát ban đầu cho thấy, trên địa bàn TTLH không có khoáng sản nào có giá trị, chỉ có vài nơi người dân tự phát khai thác vật liệu san lấp phục vụ cho nhu cầu xây dựng.

thị trấn Long Hải

4.2.4.4./ Tài nguyên đất đai

TTLH có 5 nhóm đất: đất cát, đất xám, đất đỏ vàng, đất dốc tụ, đất xói mòn trơ sỏi đá. Bảng 4.1 – Bảng phân loại đất thị trấn Long Hải

Kí hiệu

Tên đất Diện tích

Việt Nam Theo WRB ( ha ) ( % )

Tổng diện tích tự nhiên 1059.0

4 100.00

I. Đất cát 228.87 21.31

C 1. Đất cát vàng – trắng Luvic Arensols 139.35 13.16 Cc 2. Đất cồn cát trắng – vàng Haplic Arensols 46.45 4.39 Cg 3. Đất cát gley Gley – luvic

Arensols 22.8 2.15

Cm 4. Đất cát ven biển Protic Arensols 20.27 1.91

II. Đất xám 232.25 21.93

Xa 5. Đất xám trên đá Granit Arenic Acrisols 232.25 21.93

III. Đất đỏ vàng 495.73 46.81

Fa 6. Đất vàng đỏ trên đá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Granit Chromic Acrisols 495.73 463.81

IV. Đất dốc tụ 97.97 9.25

D 7. Đất dốc tụ Umbric Gleysols 97.97 9.25

V. Đất xói mòn trơ sỏi đá 4.22 0.40

thị trấn Long Hải

( Nguồn : Đề án quy hoạch sử dụng đất thij trấn Long Hải tới nãm 2020 )

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Long Hải huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 40 - 47)