Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình nuôi tôm sú mô hình quảng canh cải tiến tại xã long điền đông a (Trang 33)

Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện:

+ Có mạng lưới viễn thông khá, đảm bảo thông tin liên lạc. Điện lưới quốc gia đến toàn bộ các ấp, xóm.

+ Nước sạch cung cấp đủ cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Mạng lưới giao thông đường bộ và mạng lưới đường thủy thuận lợi tương đối hoàn chỉnh.

+ Hệ thống viển thông phủ rộng toàn xã, số lượng thuê bao cố định lẫn di động ngày tăng cao và tăng một cách đột biến

Để phát triển kinh tế bền vững đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng, giao thông thuận tiện. Vì vậy, trong 6 tháng đầu năm 2011, xã đã bắt mới và sữa chữa tổng cộng 11 cây cầu gồm: cầu giao áp Châu Điền, cầu Đốc Béc ấp Hiệp Điền, cầu Ông Thắng, cầu Ông Đàn ấp Hiệp Điền, cầu Mỹ Điền, cầu Ông Xậm, cầu Ông

Cải, cầu Bà Quýt ấp II, cầu ông Tu Kiêm ấp I, cầu Lộ Củ và cầu ấp IV với tổng nguồn vốn 143.500.000 đồng, với phuơng châm nhà nuớc và nhân dân cùng làm.

3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIẼP XÃ LONG ĐIỀN ĐÔNG A

3.3.1 Tình hình trồng trọt

Theo báo cáo tình hình thục hiện phát triển kinh tế - xã hội xã Long Điền Đông A năm 2010, toàn xã có 667 ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích trồng Đơn vị tính: ha

—“ l—*---f1---f '---'---'---'f '---'---

(Nguôn: Sô liệu thông kê qua 5 năm thực hiện sản xuât nông, lâm ngư nghiệp

Qua bảng 3.1 ta thấy lúa là loại cây trồng chủ yếu ở xã Long Điền Đông A Trong cơ cấu các loại cây trồng thì lúa chiếm một tỉ trọng lớn về diện tích. Năm 2008 xã có 643 ha sản xuất lúa chiếm gần 95% tổng diện tích các loại cây trồng nhung trong giai đoạn 2008-2010 thì diện tích lúa có xu hướng giảm nhẹ, diện tích năm 2010 giảm 13 ha so với năm 2009. Nguyên nhân giảm là do điều kiện tự nhiên của vùng không thích họp cho việc trồng lúa, nước ngọt sử dụng cho trồng lúa chủ yếu là nước mưa nên bà con không chủ động được nguồn nước, chỉ có thể trồng mỗi năm một vụ lúa hiệu quả chưa cao nên một số nông hộ chuyển sang trồng rau màu hoặc nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh cây lúa thì rau màu cũng chiếm một diện tích lớn thứ hai trong tổng diện tích các loại cây ừồng. Diện tích cây rau màu năm 2008 là 29 ha chiếm 4,3% trong tổng cơ cấu diện tích cây trồng

và trong năm 2008-2010 bà con nông dân đã mở rộng diện tích làm cho diện tích rau màu tăng từ 29 ha tăng lên 34 ha. Nhìn chung diện tích cây trồng giai đoạn 2008-2010 có xu hướng giảm nhẹ.

Bảng 3.2: Sản lượng một số cây trồng năm 2008-2010

Đơn vị tính: tấn

(Nguồn: Số liệu thống kê qua 5 năm thực hiện sản xuất nông, lâm ngư nghiệp 2006-2010)

Qua bảng 3.1 ta thấy trong cơ cấu các loại cây trồng thì lúa chiếm tỷ trọng lớn do đó sản lượng lúa mang lại cũng cao. Tuy nhiên trong giai đoạn 2008-2010 diện tích lúa có xu hướng giảm vì thế sản lượng lúa cũng có xu hướng giảm nhẹ nhưng giảm không đáng kể. Cụ thể sản lượng lúa năm 2008 đạt 3.730 tấn, đến năm 2010 giảm còn 3.500, giảm 230 tấn so với năm 2008. Bên cạnh sự gia tăng diện tích thì sản lượng rau màu cũng tăng theo mặc dù tốc độ tăng không cao, năm 2008 toàn xã sản xuất ra được 327 tấn và đến năm 2010 đạt 396 tấn tăng lên 69 tấn so với năm 2008. Sự tăng trưởng cả về diện tích và sản lượng các loại rau màu cho thấy trong những năm gần đây các nông hộ đã từng bước chú trọng sản xuất rau màu chuyển diện tích trồng lúa, cây ăn trái và diện tích nuôi tôm không đạt hiệu quả sang trồng hoa màu. Các loại rau màu chủ yếu được bà con trồng như: dưa leo, dưa hấu, đậu bắp, hành, hẹ...

3.3.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản

Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội xã Long Điền Đông A đến

6 tháng đầu năm 2011, tình hình nuôi trồng thủy sản ở xã đuợc tóm tắt nhu sau:

Bảng 3.3: Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2008-2011

Đơn vị tính : ha

( Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội xã Long Điền ĐôngA)

Qua bảng 3.3 ta thấy, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến chiếm phàn lớn diện tích nuôi trồng thủy sản tại xã Long Điền Đông A. Năm 2008, toàn xã có 2.907 ha nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến, chiếm 91,4% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2009, diện tích nuôi tôm theo mô hình này tăng hơn 100 ha. Nguyên nhân tăng là do trong năm 2008, mô hình nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp không mang lại hiệu quả nhu mong đợi của người dân, bên cạnh đó mô hình này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi nguồn vốn cao... nên người dân đã chuyển sang nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến. Tuy nhiên diện tích nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến lại xu hướng giảm từ năm trong giai đoạn 2009 đến 6 tháng đầu năm 2011 do điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, mùa mưa đến sớm và kéo dài, nguồn nước nuôi tôm bị ô nhiễm sinh ra dịch bệnh... làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của mô hình này.

Chương 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM sú MÔ HÌNH QUẢNG CANH CẢI TIẾN XÃ LONG ĐIỀN ĐÔNG A

4.1 THÔNG TIN VỀ NÔNG Hõ SẢN XUẤT

Qua số liệu thu thập ta nhận thấy tình hình chung của nông hộ thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1: Tình hình chung của nông hộ nuôi tôm sú mô hình quảng canh cải

Đô tuổi• Tần số Tỉ lệ (%) 18-25 2 3,8 26-35 14 26,9 36-45 19 36,5 46-70 17 32,7 Tống 52 100 Trình độ Tần số Tỉ lệ (%) cấpl 17 32,7 Cấp II 26 50 Cấp III 4 7,7 Khác (mù chữ, đại học...) 5 9,6 Tống 52 100 Nguồn vốn Tần số Tỉ lệ (%) Gia đình 16 30,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gia đình và vay người quen 12 23,1

Gia đình và vay ngân hàng 10 19,2

Người quen 6 11,5

N^ân hàng 8 15,4

Tong 52 100

Nguồn vốn Tần số Tỉ lệ (%)

Hàng xóm 5 9,6

Hàng xóm + xem tivi sách báo 6 11,5

Xem tivi sách báo 8 15,5

Gia đình truyền lại 26 50,0

Gia đình + hàng xóm 7 13,5 Tống 52 100 Tập huấn Số hộ Tỉ lệ (%) Có 20 38.5 Không 32 61.5 Tống 52 1000 Chỉ tiêu Số hộ Tỉ lê (%) Cán bộ khuyến ngư 5 9,6

Hội nông dân 4 7,8

Cán bộ công ty thuốc bảo vệ thực vật 9 17,3

Khác 2 3,8 Tồng số hộ có tập huấn 20 38,5 Không tập huấn 32 61,5 rn A Tông 52 100 Các loại chỉ phí Nhỏ nhất Lớn nhất Trung hình Chi phí giống 420.000 600.000 474.616 CP chuẩn bị đất 70.000 88.000 99.212 CP thuê lao động 0 49.000 25.923 CP xăng dầu 24.500 82.500 42.838 CP thu hoạch 34.245 55.000 43.952 Tồng chi phí 592.000 945.000 774.635

( Nguồn: Số liệu khảo sát 52 hộ tại Xã Long Điền Đông A, tháng

6/2011)

4.1.1 Diên tích đấtĐất đai được xem như là một trong ba yếu tố sản xuất, giống như lao

động, đất đai cũng là một yếu tố nhập lượng không đồng nhất. Do đó sẽ có sự chênh lệch về chi phí thanh toán cho việc sử dụng đất trong suốt quá trình sản xuất bao gồm chi phí ẩn cho nguồn đất tự có từ gia đình và chi phí thuê đất để sản xuất. Ngoài ra, chất lượng nước ở mỗi khu đất khác nhau cũng có thể cho sản lượng tôm thu hoạch khác nhau. Qua số liệu điều tra từ 52 mẫu tại địa bàn nghiên cứu cho thấy hầu hết các nông hộ sản xuất với quy mô vừa và nhỏ; diện tích đất trung bình của nông hộ là 14,59 công, hộ có diện tích đất sản xuất lớn nhất là 32

GVHD: Phạm Lê Đông Hậu 40 SVTH: Trần Ngọc Tuyền

công, nhỏ nhất là 5 công, trong đó diện tích nuôi tôm trung bình là 13,75 công, lớn nhất là 30 công. Đa số các nông hộ nuôi tôm sú trên diện tích đất sẵn có từ gia đình, trong số 52 mẫu quan sát thì đến 45 hộ là có diện tích đất sản xuất từ gia đình chiếm 86,5%, còn lại là 13,5% hộ thuê muớn đất sản xuất. Do điều kiện tự nhiên ở đây thích hợp với việc nuôi tôm hơn so với nuôi trồng các loại nông sản khác nên hầu hết nông hộ sử dụng phần lớn đất sản xuất của mình vào việc nuôi tôm. Chính vì thế mà khi được hỏi diện tích đất nuôi tôm của nông hộ trong 3 năm gần đây có thay đổi hay không thì phần lớn nông hộ cho biết diện tích hầu như không thay đổi hoặc có thay đổi nhưng rất nhỏ.

4.1.2 Nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ hoạt động sản xuất nào, nếu thiếu đi yếu tố này thi không một tổ chức nào có thể tồn tại được, đặc biệt là trong hoạt động nông nghiệp nói chung và trong hoạt động nuôi tôm sú nói riêng thì nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định vận hành toàn bộ quá trình sản xuất. Qua bảng 4.1 ta thấy tổng số nhân khẩu trung bình tại xã Long Điền là 5,94 người/hộ, hộ có số nhân khẩu lớn nhất là 10 người/hộ; trong đó số người tham gia sản xuất trung bình trong huyện là khoảng 3,04 người/hộ, hộ có số người tham gia sản xuất cao nhất là 6 người/hộ, số lao động nam trung bình là 2,27 người/hộ, lao động nữ trung bình là 2,4 người/hộ. Hầu hết các nông hộ đều tận dụng nguồn lao động gia đình vừa giảm được chi phí thuê mướn vừa tăng thu nhập cho lao động nhàn rỗi trong gia đình, lao động nam trong gia đình thường đảm nhiệm những công việc cải tạo đất, trông coi, vận chuyển trong quá trình thu hoạch... còn lao động nữ chủ yếu đảm nhiệm các công việc như làm cỏ... Kết quả khảo sát từ 52 hộ thì đến 49 chủ hộ là nam chiếm 94,2%, còn lại chủ hộ nữ chỉ chiếm 5,8% do hoạt động nuôi tôm sú theo mô hình quảng canh cải tiến cần tốn nhiều công chăm sóc nên đa số các chủ hộ là nam.

GVHD: Phạm Lê Đông Hậu 41 SVTH: Trần Ngọc Tuyền

4.1.3 Đô tuổi của chủ

Bảng 4.2 Độ tuổi của chủ hộ

( Nguôn: Sô liệu khảo sát 52 hộ tại Xã Long Điên Đông A, thảng 6/2011)

Qua bảng 4.2 ta thấy nhóm chủ hộ có độ tuổi từ 36-45 là chiếm tỉ lệ lớn nhất, chiếm 19 hộ trong 52 hộ khảo sát. Đây là độ tuổi mà các nông hộ đã tích lũy được kinh nghiệm nuôi tôm sú và đồng thời độ tuổi này nông hộ cũng dễ dàng tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhóm chủ hộ từ 46-70 có 17 nông hộ chiếm 32,7%, ở độ tuổi này các chủ hộ tương đối lớn tuổi nên mặc dù tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất nhưng còn bảo thủ và không chịu tiếp thu kinh nghiệm mới từ các cán bộ kỹ thuật để áp dụng tiến bộ khoa học sản xuất vào việc nuôi tôm sú nên hiệu quả của mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến so với các mô hình khác như công nghiệp, bán công nghiệp còn chưa cao. Tiếp theo là nhóm chủ hộ có độ tuổi từ 26-35 với 14 chủ hộ chiếm 26,9%. Chiếm tỉ lệ nhỏ nhất là nhóm có độ tuổi từ 18-25 chỉ với 2 hộ chiếm 3,8%. Độ tuổi thể hiện được kinh nghiệm sản xuất mà nông hộ có được, với độ tuổi càng cao thì chủ hộ có kinh nghiệm càng lớn nhưng khả năng tiếp thu kiến thức cũng như áp dụng KHKT vào việc nuôi tôm còn bị hạn chế. Với các nông hộ trẻ tuổi thì khả năng tiếp thu tiến bộ KHKT vào sản xuất tốt nhưng chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất

GVHD: Phạm Lê Đông Hậu 42 SVTH: Trần Ngọc Tuyền

4.1.4 Trình đô văn hóa

Bảng 4.3: Trình độ văn hóa của chủ hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

---'---7---1---ZT—' ---1---

( Nguôn: Sô liệu khảo sát 52 hộ tại Xã Long Điên Đông A, tháng

Ngoài kinh nghiệm sẵn có của các nông hộ thì việc áp dụng KHKT vào sản xuất đòi hỏi các nông hộ phải có trình độ học vấn nhất định để có thể tiếp thu kĩ thuật nuôi tôm sú một cách có hiệu quả. Qua khảo sát 52 nông hộ tại địa bàn nghiên cứu thì kết quả cho thấy đa số các nông hộ có trình độ chủ yếu là cấp I và cấp II, trong đó có 26 nông hộ có trình độ học vấn ở cấp II, chiếm tỉ lệ lớn nhất 50%; 17 nông hộ có trình độ cấp I chiếm 32,7%. Với trình độ học vấn cấp in có 4 nông hộ chiếm 7,7%, còn lại 3 nông hộ là mù chữ. Như vậy kết quả cho thấy rằng đa số các nông hộ có trình độ học vấn tưomg đối thấp, tuy nhiên do ngành sản xuất nông nghiệp cũng như nuôi tôm sú theo mô hình quảng canh thì không đòi hỏi các nông hộ phải có trình độ học vấn cao. Với trình độ cấp I và cấp II thì các nông hộ đã có khả năng đọc và hiểu được các tài liệu về kĩ thuật sản xuất thêm vào đó được sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các buổi tập huấn từ trung tâm khuyến nông, hội nông dân, họp tác xã,.. .cũng sẽ mang lại kiến thức bổ ích cho nông hộ. Tuy nhiên đối với một số hộ mù chữ thì khả năng tiếp cận KHKT cũng như tiếp thu kiến thức chuyên môn còn có phàn hạn chế; do vậy phải thường xuyên tham gia các buổi tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn.

4.1.5 Vốn sản xuất

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh vốn sản xuất đóng vai trò rất quan trọng. Mỗi nông hộ đều phải chuẩn bị nguồn vốn ban đầu để mua giống, trang thiết bị cần thiết ( máy bơm nước, các dụng cụ càn thiết cho việc thu hoạch...)

GVHD: Phạm Lê Đông Hậu 43 SVTH: Trần Ngọc Tuyền

thuê lao động khi cần thiết như làm cỏ, thu hoạch, trông coi.. .tùy vào hoàn cảnh kinh tế của mỗi nông hộ và quy mô nuôi mà mỗi nông hộ có nhu cầu vốn khác nhau.

Bảng 4.4: Nguồn vốn của chủ hộ

( Nguôn: Sô liệu khảo sát 52 hộ tại Xã Long Điên Đông A, thảng 6/2011)

Qua khảo sát 52 nông hộ thì hầu hết nguồn vốn các nông hộ có được từ gia đình là chủ yếu chiếm 30,8%. Ngoài ra đối với một số hộ có điều kiện kinh tế khó khăn không đủ vốn sản xuất thì ngoài nguồn vốn tự có còn vay thêm người quen hoặc vay thêm ngân hàng, 12 nông hộ kết hợp nguồn vốn gia đình và vay người quen chiếm 23,1%, 10 nông hộ kết hợp nguồn vốn tự có và vay thêm ngân hàng chiếm 19,2%. Một số nông hộ vay mượn từ người quen chiếm 11,5%, một số ít nông hộ vay vốn sản xuất từ ngân hàng do thủ tục vay vốn còn khá phức tạp và tốn nhiều thời gian.

GVHD: Phạm Lê Đông Hậu 44 SVTH: Trần Ngọc Tuyền

4.1.6 Kinh nghiệm sản xuất

Bảng 4.5: Kỉnh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình nuôi tôm sú mô hình quảng canh cải tiến tại xã long điền đông a (Trang 33)