4.2.1 Phân tích chi phí
Qua khảo sát ta có được bảng tổng hợp các loại chi phí của nông hộ như
Lao động Lớn nhất Nhỏ nhất Trung Bình
Lao động thuê 9 0 4,83
---'---7---1---1----ZT—' ---1---
( Nguôn: Sô liệu khảo sát 52 hộ tại Xã Long Điên Đông A, tháng
4.2.1.1 Chỉ phí lao động
Lao động là một nguồn lực cần thiết trong bất kỳ một hoạt động nào trong xã hội nói chung cũng như trong nền kinh tế nói riêng. Đối với hoạt động nuôi tôm sú mô hình quảng canh cải tiến mặc dù không đòi hỏi nhiều công chăm sóc như các mô hình công nghiệp, bán công nghiệp... nhưng ở một số thời điểm canh tác trong năm cũng cần nhiều lao động. Mặc khác, nuôi tôm sú mô hình quảng canh cải tiến là hoạt động kéo dài trong năm, lao động không cần nhiều nhưng đòi hỏi lúc nào cũng có người trông coi, chăm sóc và khắc phục sự cố bất ngờ khi cần thiết. Lao động chủ yếu là lao động nhà vừa tiết kiệm chi phí, vừa tận dụng lực lượng lao động nhàn rỗi. Xuất phát từ đặc tính này mà đa số nông hộ nuôi tôm sú mô hình quảng canh cải tiến sử dụng lao động nhà là chính, bên cạnh đó, vào một số thời điểm trong trông năm canh tác chủ hộ có thể thuê mướn thêm lao động phục vụ cho các hoạt động như làm cỏ, cải tại đất. Đề tài chỉ tính toán và so sánh đối với chi phí lao động thuê, lao động nhà coi như là bằng nhau giữa các nông hộ. Đơn vị tính của lao động là ngày công.
Bảng 4.9: Lượng lao động trung bình trên công mỗi năm
Đơn vị tính: ngày công
( Nguồn: Số liệu khảo sát 52 hộ tại Xã Long Điền Đông A, tháng 6/2011)
Lượng lao động thuê trung bình canh tác trên một công đất nuôi tôm mỗi năm tại xã Long Điền Đông A là 4,83 ngày công. Ta thấy, đa số các nông hộ sử dụng lao động gia đình là chủ yếu thậm chí có nông hộ chỉ sử dụng lao động nhà mà không thuê mướn trong suốt quá trình nuôi, một mặt có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi hơn nữa giảm chi phí thuê lao động góp phần tăng lợi nhuận. Lao động thuê chủ yếu trong các khâu làm cỏ, cải tạo đất... còn các khâu khác thì nông hộ chủ yếu tận dụng lao động gia đình.
Trong những năm gần đây việc thuê mướn lao động cũng gặp không ít khó khăn, một phần lao động trẻ tuổi đi học hoặc đi làm xa. Giá cả lao động trung bình của ngày công lao động thường dao động khoảng 60.000- 70.000đ/ngày công/người. Giá cả trung bình của ngày công lao động được tính bằng cách lấy tổng số tiền thuê lao động chia cho số ngày thuê lao động.
4.2.1.2 Chi phí giống
Giống là yếu tố đầu vào có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất của hoạt động nuôi tôm của nông hộ. Đa số các nông hộ chọn các loại giống khỏe mạnh, có khả năng sống cao, kháng được bệnh.... Tại xã Long Điền Đông A, nông hộ nuôi tôm sú mô hình quảng canh cải tiến thường thả tôm giống đều đặn, mổi đợt cách nhau từ 1 tháng rưởi đến 2 tháng. Riêng giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8 trong năm nông hộ bỏ qua một đợt thả tôm giống do đây là thời điểm mưa nhiều trong năm, thường có ảnh hưởng xấu đến tỉ lệ sống sót của tôm giống sau khi thả. Như vậy, thông thường mổi năm nông hộ nuôi tôm sú mô hình quảng canh cải tiến tại xã Long Điền Đông A thả 10 đợt tôm sú giống, mổi đợt cách nhau từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng. Chi phí mua giống trung bình là 474.616đ đồng/công/năm, chi phí mua giống cao nhất là 600.000 đồng/công, chi phí thấp nhất là 420.000 đồng/công.
4.2.1.3 Chi phí chuẩn bị đất
Chuẩn bị đất là một trong những khâu khởi đầu quan trọng. Đất đai là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng vì không có tư liệu này thì không một hoạt động sản xuất nào có thể vận hành được. Vào những thời điểm thích họp khác nhau thì người dân sẽ cải tạo đất, làm mới đất bằng cách bón vôi diệt vi khuẩn, mầm bệnh còn sót lại trong vụ trước, nạo vét bùn, làm cỏ... Tuy nhiên, việc cải tạo đất này không được người dân tiến hành đều đặn thường xuyên mà thường thì nông dân chỉ tiến hàng cải tạo đất sau khi tôm bị chết hàng loạt. Do đó, việc cải tạo đất không mang tính chất chủ động mang lại hiệu quả cao cho hoạt động nuôi tôm mà là để khắc phục hậu quả. Đó cíing là một trong những thói quen sản xuất
Chỉ tiêu ĐVT Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Năng suất Kg 39 20 29,8 Doanh thu Đồng 3.300.000 2.142.000 2.602.824,8 Chỉ SỐ Đơn vị tính Lớn nhất Nhỏ nhất Trung Bình Doanh thu Đồng 3.300.000 2.142.000 2.602.824,8 Tổng chi phí Đồng 945.000 592.000 774.635 Lợi nhuận Đồng 2.369.473 1.197.727 1.828.189.8 Doanh thu/Chi phí Lần 3,62 3,36 3,49 Lợi nhuận/Chi phí Lần 2,50 2,02 2,49
Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,72 0,56 0,70
mang lại hiệu quả chưa cao của người dân nơi đây. Qua khảo sát cho thấy mức chi phí trung bình để chuẩn bị đất khoảng 99.212 đồng/công/năm; nông hộ có mức chi phí cao nhất khoảng 88.000 đồng/công/năm, và mức chi phí thấp nhất khoảng 70.000 đồng/công/năm
4.2.1.4. Chỉ phí xăng dầu
Bên cạnh các loại chi phí như giống, chi phí lao động thuê, chi phí cải tạo đất... thì chi phí xăng dầu cũng là một loại chi phí gắn liền với hoạt động nuôi tôm sú. Xăng dầu được dùng cho việc bơm nước vào diện tích nuôi tôm sú với các mục đích như cung cấp nước khi ao nuôi thiếu nước, điều chỉnh nồng độ nước khi nước quá mặn hay quá ngọt, cung cấp ôxi cho tôm... Tại xã Long Điền Đông A, người dân nuôi tôm sú mô hình quảng canh cải tiến thường tiến hành bom nước vào ao nuôi tôm vào các tháng 12 đến tháng 4 năm sau (bơm đến mùa mưa năm sau thì ngưng). Mổi ngày, thông thường người dân bơm từ 3 đến 5 giờ tùy theo diện tích nuôi tôm của từng nông hộ. Qua khảo sát, chi phí xăng dầu trung bình trên mổi công đất nuôi tôm là 42.838 đồng/công/năm, nông hộ có mức chi phí xăng dầu cao nhất là 82.500 đồng/công/năm, và nông hộ có mức chi phí thấp nhất là 24.500 đồng/công/năm.
4.1.2.5 Chi phí dụng cụ thu hoạch
Dụng cụ thu hoạch đối với hoạt động nuôi tôm sú là đục có tuổi thọ khoảng từ một năm rưởi đến 2 năm tùy theo mức độ sử dụng và bảo quản của người sử dụng. Giá mổi cái đục trên thị trường từ 100.000 - 200.000 đồng tùy theo kích cở. Qua khảo sát, chi phí trung bình chi cho dụng cụ thu hoạch là 43.952 đồng/công/năm, hộ có chi phí cao nhất là 55.000 đồng/công/năm, và hộ có chi phí thấp nhất chi cho các dụng cụ thu hoạch là 34.254 đồng/công/năm.
4.2.2 Thu nhập từ hoạt động nuôi tôm sú mô hình quảng canh cải tiến Bảng 4.10: Thu nhập từ hoạt động nuôi tôm sú
( Nguôn: Sô liệu khảo sát 52 hộ tại Xã Long Điên ĐôngA, tháng 6/2011)
4.2.2.1 Năng suất
Năng suất chính là kết quả của quá trình sản xuất hay là hiệu quả lao động được xác định theo thời gian quy định YỚi sản phẩm hoàn thành. Năng suất là sản lượng được cho một thời vụ trên một đơn vị diện tích gieo trồng. Trong đề tài nghiên cứu này năng suất là sản lượng tôm đạt được trên một công (lOOOm2). Năng suất tỉ lệ thuận với lợi nhuận thu được, năng suất càng cao thì lợi nhuận đạt được càng cao. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp năng suất không những phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào mà còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như: điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai... Qua khảo sát nông hộ tại xã Long Điền Đông A, năng suất trung bình của các nông hộ là 29,8kg/công/năm, hộ có năng suất cao nhất đạt 39kg/công/năm, thấp nhất là 20kg/công/năm.
4.2.2.2 Giá bán
Mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã Long Điền Đông A là mô hình nuôi tôm sú có chu kỳ mùa vụ trên dưới một năm, do đó thời gian thu hoạch cũng kéo dài xuyên suốt trong năm. Mỗi tháng, nông hộ sẽ có 2 đợt thu hoạch vào 2 con nước 18 (khoảng từ ngày 15 đến 22 âm lịch) và con nước 30 (khoảng từ ngày 27 đến mùng 5 âm lịch) và do đó giá bán tôm vào mỗi thời điểm thu hoạch là khác nhau tùy theo sự thay đổi của thị trường.
4.2.2.3 Doanh thu từ hoạt động nuôi tôm sú mô hình quảng canh cải tiến
Doanh thu là đại lượng được tính bằng cách lấy sản lượng nhân đon giá. Đối với hoạt động nuôi tôm sú thì doanh thu của mỗi nông hộ chính là tổng doanh thu của từng loại tôm bán nhân với giá bán mỗi kg tôm tương ứng cùng loại. Hay nói cách khác doanh thu của mỗi nông hộ sẽ phụ thuộc vào giá bán và sản lượng tôm thu hoạch và nó tỉ lệ thuận với hai yếu tố này. Nếu sản lượng tôm thu hoạch càng nhiều, cở tôm càng lớn và bán được với giá cao thì doanh thu đem lại sẽ cao và ngược lại nếu sản lượng tôm thu hoạch thấp hoặc giá bán thấp thì doanh thu trung bình trên công sẽ giảm. Doanh thu trung bình của nông hộ nuôi tôm sú mô hình quảng canh cải tiến xã Long Điền Đông A là 2.602.824 đồng/công/năm, doanh thu cao nhất là 3.300.000 đồng/công/năm, doanh thu thấp nhất là 2.142.000 đồng/công/năm.
4.2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động nuôi tôm sú theo mô hình quảngcanh của nông hộ thông qua các chỉ số tài chính canh của nông hộ thông qua các chỉ số tài chính
Với những dữ liệu về chi phí và thu nhập đã phân tích trong những phần trên, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về khả năng sinh lợi cũng như hiệu quả từ hoạt động nuôi tôm sú mô hình quảng canh cải tiến tại xã Long Điền Đông A
Bảng 4.11: Phân tích các tỷ số tài chính từ hoạt động nuôi tôm sú
Dựa vào bảng 4.11 ta thấy rằng:
+ Doanh thu/chi phí= 3,49 điều này có nghĩa là cứ một đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ thu được với mức trung bình là 3,49 đồng doanh thu. Một đồng chi phí mà nông hộ bỏ ra thì nông hộ có khả năng thu về với mức cao nhất là 3,62 đồng doanh thu; ngoài ra một đồng chi phí mà nông hộ bỏ ra cũng có khả năng thu về với mức thấp nhất là 3,36 đồng doanh thu.
+ Lợi nhuận/chi phí= 2,50: điều này có nghĩa là cứ một đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ thu được trung bình là 2,50 đồng lợi nhuận. Dựa vào bảng 4.11 ta cũng thấy rằng, với một đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ có khả năng thu về với mức cao nhất là 2,50 đồng lợi nhuận; cíing với một động chi phí bỏ ra thì nông hộ có khả năng thu về với mức thấp nhất là 2,02 đồng lợi nhuận.
• Lợi nhuận/Doanh thu=0,70: điều này có nghĩa là trong một đồng doanh thu mà nông hộ nhận được sẽ có 0,70 đồng lợi nhuận. Qua bảng trên ta cũng thấy rằng trong một đồng doanh thu mà nông hộ nhận được thì có khả năng nông hộ sẽ nhận được mức cao nhất là 0,72 đồng lợi nhuận; cũng trong một đồng doanh thu thì có khả năng nông hộ nhận được mức thấp nhất là 0,56 đồng lợi nhuận.
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOAT ĐÔNG NUÔI
• •
TÔM SÚ MÔ HÌNH QUẢNG CANH XÃ LONG ĐIỀN ĐÔNG A
4.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất từ hoạt động nuôi tôm súmô hình quảng canh cải tiến mô hình quảng canh cải tiến
Năng suất trung bình của hoạt động nuôi tôm sú mô hình quảng canh cải tiến phụ thuộc vào các nhân tố: số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn, diện tích đất nuôi tôm, tập huấn. Biến số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn trên lý thuyết
Biến số Tham std. Giá trị P-valueVIF
số ước Error kiểm
lượng định t
Hằng số 20,851 1,978 10,544 ,000
Số năm kinh nghiệm 0,168 0,223 0,750 ,000* 1,21
Trình độ học vấn 0,241 0,492 0,489 ,279 1,38
Diện tích đất nuôi tôm 0,619 0.073 8,438 1,20
Có tham gia tập huấn 0,238 0,750 0,317 ,113 1,33
hay không Hệ số tương quan R 0,782 Hệ số xác định R2 0,670 Adjusted R- squared 0,642 (Hệ số R2 hiệu chỉnh) Durbin- Watson 1,617
đất nuôi tôm cũng nếu quy mô sản xuất của chủ hộ càng lớn thì chủ hộ càng chú trọng quan tâm vào các khâu chăm sóc thì năng suất sẽ cao.
Năng suất trung bình (Y) = f(Xi)= f(tuổi của chủ hộ; số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn, diện tích đất nuôi tôm, giống tôm, tổng chi phí).
Dựa vào mô hình hàm sản xuất ta có được mô hình hồi quy hoàn chỉnh như sau:
Y = bo + biXi+ b2X2 + b3X3 +
b4X4
Trong đó:
Y: Năng suất trung bình (kg/công) x3: Số năm kinh nghiệm (năm) x2: Trình độ học vấn của chủ hộ
x3: Diện tích đất nuôi tôm -quy mô sản xuất của chủ hộ (công =1000m2)
X4: Có tham gia tập huấn hay không Với mô hình trên chúng ta đặt giả thuyết như sau:
Ho:ai=a2=...=(Xi=0, nghĩa là các yếu tố đầu vào không ảnh hưởng đến năng suất tôm thu hoạch
Hi: có ít nhất một tham số (Xi ^0, nghĩa là có ít nhất một biến độc lập được đưa vào phân tích thay đổi làm năng suất thay đổi theo.
Hệ số tương quan bội (R) thể hiện tính chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụ thuộc Y (Năng suất) và các biến độc lập Xi.
Hệ số R2 hiệu chỉnh dùng để đo lường sự biến động của biến phụ thuộc Y (năng suất trung bình/công) bởi các biến độc lập Xi.
Sau khi tổng hợp số liệu cíing như tính toán các chỉ tiêu và chạy bằng mô hình SPSS ta có được bảng kết quả như sau:
(Nguồn: Ket quả xử lý số liệu bằng phần mần SPSS 16.0) *: biến có mức ý nghĩa < 5%
Nhìn vào bảng 4.12 ta thấy, hệ số phóng đại phương sai (Variance inũatìon - VIF) của các biến độc lập: số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn, diện tích đất nuôi tôm, có tham gia tập huấn hay không đều không vượt quá 10, do đó ta có thể yên tâm rằng mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Giá trị đại lượng thống kê Durbin- Watson = 1,617 gần bằng 2 nên ta có thể kết luận không có hiện tương tự tương quan của các sai số kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất).
Với hệ số tương quan R=78,2%, hệ số này cho thấy tương quan giữa các biến trong mô hình hồi quy là khá chặt chẽ.
GVHD: Phạm Lê Đông Hậu 55 SVTH: Trần Ngọc Tuyền
• Hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình hồi quy trên là 64,2%, có nghĩa là 64,2% sự biến động về năng suất của những nông hộ nuôi tôm sú mô hình quảng canh cải tiến được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến: trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, diện tích đất nuôi tôm, hộ có tham gia các lớp tập huấn hay không. Còn lại 35,8% sự biến động của năng suất là do các yếu tố khác không được nghiên cứu trong mô hình.
• Với hệ số R2 hiệu chỉnh =64,2%, giá trị F=18.532 và kiểm định ở mức ý nghĩa 5% thì mô hình hồi qui rất có ý nghĩa vì Sig.F= 0,0000 rất nhỏ so với a= 5%. Do đó, ta bác bỏ giả thuyết H0 (cho rằng các yếu tố độc lập đưa vào mô hình không ảnh hưởng đến năng suất tôm) và có thể kết luận rằng mô hình hồi quy tuyến tính nghiên cứu có ý nghĩa và phù hợp với tổng thể nghiên cứu với độ tin cậy 95%.
Giải thích ý nghĩa các biến trong mô hình hồi quy trên: