Dự báo tình hình trong thời gian tới

Một phần của tài liệu luận văn hoàn thiện quy trình thanh toán trực tuyến qua website www.giaytot.com của công ty cổ phần bán lẻ trực tuyến os (Trang 37 - 40)

1. Tính cấp thiết của đề tài

3.2.1 Dự báo tình hình trong thời gian tới

Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015 được Cục TMĐT và CNTT đặt ra với mục tiêu lớn hơn và tầm nhìn xa hơn dựa trên kết quả và kinh nghiệm của giai đoạn trước. Cụ thể như sau:

- Với khối cơ quan nhà nước, trước năm 2013, các dịch vụ công đạt mức độ 3 sẽ gồm: 80% dịch vụ công như thủ tục hải quan điện tử, thuế, đăng ký kinh doanh - đầu tư và xuất nhập khẩu (trong đó 40% xuất nhập khẩu đạt mức 4 vào năm 2015); 50% dịch vụ công sản xuất kinh doanh (trong đó 20% đạt mức độ 4 năm 2015).

- Cả nước hiện có 77 cơ sở đào tạo TMĐT chính quy, 2 trường đại học chính quy thành lập khoa TMĐT và 14 trường chính quy có môn TMĐT.Đối với DN lớn, nâng tỉ lệ sử dụng thư điện tử lên 100%, 80% có website, 70% mua bán trên website TMĐT, 20% ứng dụng TMĐT trong quản trị DN... Riêng DN vừa và nhỏ, tỉ lệ sử dụng thư điện tử phải đạt 100%, giao dịch trên website TMĐT 30%...

Với người dùng, vào năm 2015, sẽ hình thành các tiện ích hỗ trợ người dùng tham gia B2C. Cụ thể là 70% siêu thị, trung tâm mua sắm áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt, 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ qua phương tiện điện tử. Mặt khác, 30% các cơ sở kinh doanh vận tải, văn hóa, thể thao, du lịch phát triển các kênh giao dịch điện tử phục vụ người tiêu dùng. Với kế hoạch định hướng cụ thể như trên, đến hết tháng 3/2011, trong số 63 tỉnh thành trên cả nước, 34 tỉnh thành đã phê duyệt kế hoạch phát triển TMĐT 2011-2015, 17 địa phương đã xây dựng kế hoạch chờ phê duyệt và 12 địa phương đang trong quá trình xây dựng.

Những lợi ích mà thanh toán trực tuyến mang lại cũng là xu thế tất yếu. Vì vậy, cùng với thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế Việt Nam, thanh toán trực tuyến lại không dễ thực hiện và phát sinh rất nhiều khó khăn cần giải quyết. Thói quen “xem tận mắt, sờ tận tay” để kiểm nghiệm độ tin cậy và sở thích sử dụng tiền mặt trong thanh toán cùng các giới hạn về hành lang pháp lý, về công nghệ, về sự hỗ trợ của các ngân hàng... đã khiến thanh toán trực tuyến khó xâm nhập vào đời sống và luôn là khái niệm xa lạ với nhiều người. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đã triển khai mô hình cổng thanh toán trực tuyến. Những cơ cấu cần thiết của TMĐT đó là cho phép truy cập vào các dịch vụ tài chính từ các trang web thương mại, các website bán hàng theo hình thức B2B hoặc B2C cung cấp khả năng thanh toán trực tuyến cho người thanh toán, các doanh nghiệp TMĐT yêu cầu thanh toán trực tuyến và năng lực thanh toán rồi cung cấp khả năng thanh toán qua nhiều kênh... Chức năng của các nhà cung cấp là phải cho người thanh toán nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Thanh toán trực tuyến là yếu tố không thể nào thiếu trong việc thúc đẩy TMĐT tại Việt Nam phát triển và góp phần vào việc thực thi chính sách giảm chi trả tiền mặt, gia tăng tính năng TMĐT nhằm quần chúng hoá dịch vụ.

Trong thời gian tới, theo dự báo TMĐT sẽ ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển không ngừng của TTĐT để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh chóng, tiện lợi, an toàn trên các web TMĐT. Các quy trình thanh toán trên website cũng sẽ

hoàn thiện hơn, các cổng thanh toán, ví điện tử đã ra đời nhiều nhưng chỉ đến khi thói quen mua hàng của người dùng thay đổi, các công cụ đó mới phát huy hết tác dụng của mình.

3.2.2.Định hướng phát triển của công ty

Định hướng phát triển trong thời gian tới của công ty đó là đưa Kiến thức việt trở thành website học trực tuyến hàng đầu Việt Nam. Hoàn thiện hệ thống thanh toán trực tuyến hỗ trợ thương mại điện tử phát triển dần thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam. Hiện tại Kiến thức việt đang phát triển theo các hướng chính :

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng bài giảng trực tuyến: liên tục đưa ra các bài giảng cho các học sinh ở các cấp 1, cấp 2, cấp 3, đại học, các bài giảng về các kinh nghiệm ở các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống hiện đại. Đồng thời chú trọng vào chất lượng các bài giảng để người học không bị nhàm chán.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ và thương hiệu: Kienthucviet.vn đã và đang có những chiến lược nhằm nâng cấp chất lượng, từ khâu cung cấp thông tin, hợp tác, tích hợp kĩ thuật…. Tất cả các khâu đều có quy trình và khung chuẩn áp dụng một cách chặt chẽ, với mong muốn mang tới nhiều giá trị cho khách hàng nhất, từ đó nâng cao thương hiệu của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tại Việt Nam.

- Tăng tỉ lệ khách hàng mua hàng sử dụng các hình thức thanh toán điện tử: Đây là mục tiêu của tất cả các Doanh nghiệp, tổ chức Thương mại điện tử tại Việt Nam tuy nhiên việc thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng không thể thay đổi được trong ngày một ngày hai.

- Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử của Công ty. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thanh toán qua mua thẻ Kiến thức việt đề tăng hình ảnh của Công ty, liên kết với các nhà thanh toán trung gian, nếu triển khai thành công hình thức thanh toán này thì đó sẽ là một bước tiến lớn trong quá trình hoàn thiện hệ thống thanh toán.

Một phần của tài liệu luận văn hoàn thiện quy trình thanh toán trực tuyến qua website www.giaytot.com của công ty cổ phần bán lẻ trực tuyến os (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w