5. Kết cấu của đề tài
2.4 Đánh giá quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AANZ (C/O
Ngoài ra đối với công ty thì có phát sinh thêm chi phí di chuyển từ Công ty tới Sở Công Thương trong quá trình mỗi lần nộp C/O. Chi phí đi lại sẽ do công ty hỗ trợ thuê xe đưa đón.
Vì vậy nhân viên cần phải cố gắng giảm bớt các chi phí này cho công ty.
2.4 Đánh giá quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AANZ (C/O form AANZ) tại công ty AANZ (C/O form AANZ) tại công ty
So sánh giữa mục tiêu đề ra và kết quả đạt được
Tiêu chí Mục tiêu đề ra Kết quả đạt được
Thời gian - C/O phải được cấp trong
thời gian sớm nhất, không quá 03 ngày làm việc tính từ ngày hàng lên tàu. Trường hợp C/O sẽ được cấp sau nhưng không quá 12 tháng tính từ ngày hàng lên tàu và phải mang dòng chữ
“ISSUED
RETROACTIVELY”
- Form C/O AANZ được gửi cho khách hàng vào khoảng sau 5-15 ngày hàng lên tàu.
- Do trong quá trình chuyển phát nhanh nhận C/O và gửi đi gặp một số vấn đề nên C/O đôi lúc sẽ bị đến muộn so với kế hoạch
Trách nhiệm - Nhân viên xuất nhập khẩu
cần cẩn thận, tỷ mỉ trong lúc làm hồ sơ xin C/O form AANZ, theo dõi sát sao thời gian lô hàng tới nước nhập khẩu, chịu trách nhiệm đối với các bộ C/O mình đã làm - Lập bảng báo cáo tiến độ các bộ C/O
- Nắm rõ các thông tư, nghị định về từng form C/O để có thể giải đáp thắc mắc cho khách hàng
- Nhân viên xuất nhập khẩu đã cẩn thận, tỷ mỉ trong lúc làm C/O tránh được các sai sót xảy ra, tuy nhiên có một số lúc thì vẫn có chút sai sót xảy ra nhưng đã kịp thời phát hiện và sửa chữa trước khi nộp cho cán bộ cấp C/O.
- Đội ngũ nhân viên phòng xuất nhập khẩu nói chung và nhân viên thực hiện quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nói riêng đều là những người được đào tạo chuyên sâu về ngành xuất nhập khẩu từ các trường đại học kinh tế TP.HCM, đại học ngoại thương, đại học hải quan và đội ngũ nhân viên
có kinh nghiệm từ 5-10 năm làm trong lĩnh vực logistics, xuất nhập khẩu. Tuy nhiên có một số nhân viên không phải được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành nên trong quá trình làm việc còn gặp nhiều vấn đề cần phải hỏi rõ làm mất thời gian và có xảy ra sai sót.
- Hầu như nhân viên xuất nhập khẩu hiểu và nắm rõ được các quy định về các form C/O, có thể giải đáp thắc mắc cho khách hàng một cách tốt nhất có thể. - Vào cuối tuần thì nhân viên xuất nhập khẩu sẽ lập các bảng báo cáo tiến độ cho các bộ C/O
Chi phí - Giảm thiểu được các chi phí
sai form C/O AANZ trong quá trình khai và phải mua lại form mới.
- Tối thiểu hóa chi phí đi nộp hồ sơ từ công ty tới Sở Công Thương. Chi phí cho một lần đi dao động trong khoảng 600-700 ngàn đồng.
- Nhân viên xuất nhập khẩu đã rất cẩn thận, tỷ mỉ trong quá trình khai form C/O để tránh được chi phí khai sai và phải mua lại form mới. Một năm việc sai form và phải mua lại form mới dao động khoảng từ 3-6 form C/O AANZ.
- Đối với mỗi lần đi nộp hồ sơ C/O thì nhân viên xuất nhập khẩu sẽ gộp chung nhiều C/O các form để đi nộp cùng một lần khoảng từ 3-4 bộ hồ sơ C/O
Ưu điểm:
- Quy trình công ty xây dựng liền mạch, giữa các bước không có sự mâu thuẫn với nhau, dễ hiểu, giúp người thực hiện dễ dàng và dễ kiểm soát được công việc.
- Đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, có kiến thức sâu rộng, am hiểu và nắm rõ các quy định theo các thông tư nghị định liên quan đến từng form C/O. Linh hoạt xử lý được các tình huống trong công việc giúp cho công việc mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty và khách hàng.
- Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hiểu rõ và nắm bắt được các thông tư nghị định. Đọc hiểu được các chứng từ xuất nhập khẩu.
- Với trách nhiệm cao trong công việc, sự tỷ mỉ và cẩn thận nên nhân viên làm C/O ít khi bị sai sót đáng tiếc.
- Đối với những hồ sơ C/O form mới thì đội ngũ nhân viên luôn tìm hiểu cẩn thận các nội dung cần làm của C/O form đó. Để tránh mất thời gian cho việc sửa đi sửa lại nhiều lần.
- Ban giám đốc luôn tạo môi trường làm việc thân thiện, các nhân viên trong công ty luôn giúp đỡ nhau tạo nên môi trường làm việc vui vẻ, năng động, đảm bảo nhân viên có thể làm việc tốt và cống hiến hết sức mình.
- Khai báo hồ sơ C/O form AANZ trên hệ thống EcoSys tại công ty nên rất linh động, tiện lợi, dễ dàng bổ sung thông tin trên hệ thống.
Nhược điểm:
- Mất quá nhiều thời gian và chi phí đi lại mỗi lần nộp hồ sơ. Nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành kế hoạch công việc đề ra.
- Do mỗi lô hàng xin C/O form AANZ có nhiều mã hàng mà trong từng mã hàng sẽ có nhiều mã nguyên phụ liệu nên việc in tờ khai nhập khẩu, làm bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu cho từng lô hàng xin C/O form AANZ mất rất nhiều thời gian. Nhân viên thực hiện quy trình này vẫn chưa khắc phục được nó.
- Một số trường hợp nhân viên làm sai sót dẫn đến cơ quan cấp C/O bị muộn và không kịp gửi bản gốc C/O cho khách hàng và phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
- Có một số nhân viên không được đào tạo chuyên sâu về ngành xuất nhập khẩu nên trong quá trình làm việc chưa có thể giải quyết công việc được một cách nhanh chóng và còn gặp một vài sai sót.
- Quá trình khách hàng nhận được giấy chứng nhận xuất xứ bản gốc còn khá chậm, do cần phải đợi bên kho gửi hàng đi thì mới gửi kèm được giấy chứng nhận xuất xứ bản gốc qua cho khách hàng được.
- Đối với các lô hàng có chuyển tải thì cần phải đợi hãng tàu làm giấy xác nhận hàng hóa chuyển tải không làm thay đổi xuất xứ . Qúa trình này cũng mất nhiều thời gian để hãng tàu làm và gửi giấy xác nhận chuyển tải.
- Việc khai báo trên hệ thống hay là việc làm form cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhân viên khai sai trên form dẫn đến C/O được cấp muộn hơn thời gian đưa ra và mất thêm chi phí mua form để làm lại form.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC NHÂN VIÊN THỰC HIỆN QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ MẪU AANZ TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ XUẤT BILLION MAX VIỆT NAM