Tổng quan chung về tình hình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực nhân viên thực hiện quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ tại Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt (Trang 34 - 38)

5. Kết cấu của đề tài

1.4 Tổng quan chung về tình hình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

tại Việt Nam

Nhìn chung trong những năm vừa qua Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại vì thế mà hàng hóa Việt Nam đã tận dụng được nhiều ưu đãi thuế quan của các FTA. Cũng chính vì thế mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được đẩy mạnh qua các năm. Theo số liệu của Bộ Công Thương , tổng kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA năm 2019 đạt 47,55 tỷ USD, chiếm 37,2% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA. Tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi tương đối ổn định, tương ứng với kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này.

Trong năm 2019, đã có hơn 1 triệu bộ C/O ưu đãi được cấp (bao gồm FTA và GSP), với trị giá 61,19 tỷ USD, tăng 14% về trị giá và tăng 10% về số lượng bộ C/O so với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O form AANZ năm 2019 là 1.54% có tăng nhẹ so với năm 2018 tuy nhiên vẫn chưa phải là con số lớn nhất trong tất cả FTA. Nhìn chung thì hầu như các C/O đều được các tổ chức cấp phép thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên bên cạnh đó thì có nhiều doanh nghiệp cũng vì những ưu đãi đó mà lại làm gian lận xuất xứ. Vì vậy mà Bộ Công Thương cũng đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm chống lẩn tránh biện pháp phòng về thương mại và gian lận xuất xứ. Hội nghị tổng kết về công tác cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và triển khai Quyết định số 824/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã diễn ra vào ngày 12/10/2019 tại Đà Nẵng để đưa ra các biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ. Theo đó, Bộ đã ban hành kế hoạch hành động của Bộ Công Thương để triển khai Quyết định 824/QĐ-TTg; thành lập Tổ công tác liên ngành về phòng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và

gian lận xuất xứ; tăng cường hợp tác với cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; khuyến cáo cộng đồng doanh nghiệp trong nước chủ động tìm hiểu, tuân thủ quy tắc xuất xứ hàng hóa, phòng tránh, ngăn chặn hành vi chuyển tải hàng hóa, gian lận thương mại.

1.5.Khái quát các nghiên cứu có liên quan

a)Luận án tiến sỹ kinh tế : “Quy tắc xuất xứ hàng hóa với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN”- Nguyễn Hoàng Tuấn

Luận án đã nêu ra được tình hình nghiên cứu về quy tắc xuất xứ hàng hóa trên thế giới và ở Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện tuy tắc xuất xứ hàng hóa trong việc áp dụng thuế quan ưu đãi. Trong luận án tác giả có nêu ra 4 nhân tố tác động:

- Các quy định luật quốc tế điều chỉnh chung về xuất xứ hàng hóa.

- Hệ thống các quy định và chính sách liên quan đến hoạt động thương mại và đầu tư

- Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.

- Nhân tố thuộc về bản thân các doanh nghiệp

Tác giả đã nêu lên được thực trạng việc thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN. Từ đó đưa ra được các giải pháp cho nhà nước và cho doanh nghiệp điển hình như một số giải pháp cho doanh nghiệp là:

- Chủ động , tích cực nắm bắt và áp dụng các quy định về xuất xứ hàng hóa, thuế quan vào trong hoạt động kinh doanh.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, am hiểu về xuất xứ hàng hóa. - Đầu tư nâng cao trình độ, năng lực sản xuất để đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa AEC.

b)Tác động của TPP và AEC lên nền kinh tế Việt Nam ,Các khía cạnh vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi

đồng củ biên) thuộc Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính sách (VEPR) – Nhà xuất bản thế giới

Tác giả đã chia ra 2 khía cạnh để phân tích đó là : tác động của TPP và AEC tới nền kinh tế Việt Nam và tác động của TPP và AEC lên ngành chăn nuôi của Việt Nam.

Các tác động của TPP và AEC đến nhiều khía cạnh của kinh tế vĩ mô Việt Nam trong mối tương quan với mội số đối tác và đối thủ thương mại. Các yếu tố khác như phát triển công nghệ, các khủng khoảng kinh tế nếu có, và các chính sách của Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc trì hoã̃n những thay đổi này trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các tác động chủ yếu là đầu tư,thương mại, sản lượng, GDP thực, cầu lao động, phúc lợi kinh tế, sụt giảm nguồn thu ngân sách từ thuế quan

Trong hầu hết các kịch bản mô phỏng, Việt Nam cho thấy là quốc gia có được mức thay đổi GDP lớn nhất tính theo phần trăm, tuy nhiên, tác động từ AEC chỉ ở mức nhỏ trong khi ảnh hưởng của TPP lên nền kinh tế là lớn hơn nhiều lần. Phân rã theo thành phần, mức tăng trưởng có được nhờ tự do hóa thương mại chủ yếu đến từ thay đổi trong chi tiêu và đầu tư lớn hơn mức tăng nhập khẩu sau khi thuế quan được cắt giảm. Cùng với đó, Việt Nam cũng là nước đạt được mức tăng phúc lợi kinh tế lớn nhất tính theo phần trăm thay đổi.

Về đầu tư, mức tăng đầu tư của Việt Nam là ấn tượng nhất trong các nước, xấp xỉ mức tăng của Nhật và gần gấp đôi mức tăng của Úc, Malaysia và Mỹ (tính theo giá trị). Về cấu trúc của nền kinh tế, Việt Nam sẽ chứng kiến sự thu hẹp của các ngành kém lợi thế hoặc lợi thế đang suy giảm (như thịt lợn, gà, sữa, lâm nghiệp, sản phẩm gỗ, khai khoáng, công nghiệp). Trong khi đó, nền kinh tế sẽ có sự mở rộng cả về sản lượng lẫn lao động trong các ngành có lợi thế và những ngành ít thương mại (đặc biệt là dệt, may, da giầy, dịch vụ công và xây dựng). Đồng thời có sự dịch chuyển rõ rệt về các nguồn lực sản xuất từ các ngành thu hẹp sang các ngành mở rộng.

Trong các kịch bản đánh giá tác động sau khi TPP có hiệu lực, kết quả mô phỏng cho thấy thương mại của Việt Nam với các nước TPP tăng lên. Trong khi đó, đối với các nước ngoài TPP, Việt Nam có xu hướng tăng cường nhập khẩu và giảm

xuất khẩu giảm nhẹ. Xuất khẩu hàng dệt may và da giầy của Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh trong khi tổng xuất khẩu lại giảm nhẹ. Nguyên nhân của sự sụt giảm xuất khẩu có thể là do sản xuất trong nước giảm ở một loạt các ngành do cạnh tranh từ nước ngoài, cạnh tranh về nguồn lực sản xuất và do sự dịch chuyển thị trường xuất khẩu từ ngoài TPP vào TPP. Đặc biệt, một khi điều kiện về nguồn lực lao động cố định được nới lỏng, xuất khẩu sẽ tăng do nguồn cung lao động tăng và nguồn lực được sử dụng tốt hơn. Những nhược điểm không tránh khỏi của mô hình, cụ thể là tính chất tĩnh và giả định các nguồn lực cố định, cũng góp phần làm chệch kết quả.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ THEO MẪU AANZ CÔNG TY TNHH CHẾ XUẤT BILLION MAX VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực nhân viên thực hiện quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ tại Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)