Huyện thuộc lưu vực sông Nậm Mu có mật độ sông suối khá dày (1,5- 1,7km/km2). Hệ thống sông, suối nhiều nhưng đa số nhỏ, hẹp và có độ dốc lớn. Lượng mưa phân phối không đều trong năm nên vào mùa mưa thường thừa nước, hay xảy ra lũ, lụt; ngược lại vào mùa khô, mưa ít, thiếu nước, dòng chảy bị cạn kiệt, nên thường bị hạn hán.
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội- Thực trạng phát triển kinh tế - Thực trạng phát triển kinh tế
Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện có bước phát triển nhanh và tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần và giữ ổn định tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2019 đạt 588.526 triệu đồng, thu nhập bình quân/người/năm đạt 33,0 triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế hiện nay trên địa bàn huyện chủ đạo vẫn là Nông, lâm nghiệp; dịch vụ và công nghiệp.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Tân Uyên năm 2019
TT Chỉ tiêu
1 Tổng thu ngân sách nhà nước 2 Tổng chi ngân sách nhà nước 3 Thu nhập bình quân/người/năm
4 Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực 5 Tổng sản lượng lương thực có hạt
(Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2019; phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2020 huyện Tân Uyên)
Giai đoạn 2015-2020, huyện Tân Uyên đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, gắn giữa phát triển vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Người dân, doanh nghiệp trên địa huyện chủ động đẩy mạnh sản xuất và nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường. Do vậy, Ngành Nông nghiệp trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả tích cực. Hàng năm, sản lượng lương thực đều tăng, năm 2019, sản lượng lương thực có hạt đạt 32.240 tấn, (tăng 3.548,5 tấn so với năm 2015). Trên địa bàn huyện đã hình thành vùng sản xuất lương thực hàng hóa với diện tích 690 ha. Huyện đã thực hiện đăng ký 02 nhãn hiệu cho 02 sản phẩm lúa hàng hóa là Khẩu Ký và Nếp Tan Co Giàng. Cây ăn quả được trồng theo hướng tập trung, toàn huyện đã trồng được 609,8 ha Mắc ca. Huyện đã phát
triển vùng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bơ, nhãn, thanh long, chanh leo... với tổng diện tích 217 ha (tăng 67 ha so với năm 2015).