KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường trên địa bàn huyện tân uyên tỉnh lai châu (Trang 82 - 84)

- Cấp có thẩm quyền giao đất năm 2013 có

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

1.1. Công tác quản lý, sử dụng đất tại nông lâm trường: Đến nay mới chỉ có Công ty Cổ phần trà Than Uyên được UBND tỉnh phê duyệt Thiết kế kỹ thuật dự - toán đo đạc, cắm mốc, ranh giới lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tuy nhiên quá trình thực hiện công tác cắm mốc, lập bản đồ địa chính Công ty Cổ phần trà Than Uyên mới chỉ thực hiện được một tỷ lệ rất nhỏ 33,59 ha. Công tác giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được thực hiện ở nhiều các văn bản khác nhau, chủ yếu là giao theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất. Về cơ bản, toàn bộ diện tích đất 34.406,32 ha của 02 đơn vị đã được UBND tỉnh giao đất, trong đó: Công ty Cổ phần trà Than Uyên cấp 22 giấy chứng nhận/diện tích giao, cho thuê đất là 528,02 ha, còn lại Ban quản lý rừng Phòng hộ Tân Uyên quản lý cấp 19 giấy chứng nhận/diện tích giao đất là 33.878,30 ha, việc bàn giao đất đã thực hiện song chưa đảm bảo, thiếu chặt chẽ. Tình trạng tranh chấp đất đai vẫn còn xảy ra, trong giai đoạn 2013-2018 tại Công ty Cổ phần trà Than Uyên có 172,17 ha đất tranh chấp giữa Công ty và các hộ gia đình, cá nhân, trong đó đã giải quyết xong (chuyển lại cho địa phương quản lý 172,17 ha vào các năm: 2016, 2018); năm 2019 diện tích tranh chấp là 0,5 ha tại thị trấn Tân Uyên, tuy nhiên chưa được giải quyết.

1.2. Kết quả điều tra cán bộ và người dân về công tác quản lý, sử dụng đất tại các đơn vị cho thấy: Việc giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây cho các nông, lâm trường thiếu chặt chẽ, không cụ thể. Ngoài ra, do đất nông, lâm trường có quy mô diện tích rộng nằm ở vùng sâu, vùng xa nên khó khăn trong công tác quản lý hoặc kịp thời phát hiện việc lấn chiếm đất đai để từ đó chính quyền có biện pháp xử lý; đồng thời các biến động đất đai không được chỉnh lý thường xuyên nên thực trạng đã có sự thay đổi đáng kể so với hồ sơ đất đai lưu tại nông, lâm trường.

1.3. Công tác quản lý, sử dụng đất tại 02 đơn vị trên địa bàn huyện còn một số tồn tại cần được giải quyết, đề tài đã đề xuất một số giải pháp bao gồm: Giải pháp về chính sách pháp luật; giải pháp về quản lý sử dụng đất như: Hoàn thiện công tác

cắm mốc và đo đạc bàn đồ địa chính; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và sự phối kết hợp giữa UBND huyện; UBND các xã; các đơn vị và người dân; Trung ương và địa phương bố trí đủ nguồn kinh phí phục vụ cho công tác lập hồ sơ quản lý đất đai; tăng cường công tác thanh kiểm tra; trách nhiệm của các ngành và chính quyền địa phương, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý.

2. Kiến nghị

Công ty Cổ phần trà Than Uyên và Ban quản lý rừng Phòng hộ huyện Tân Uyên chủ động phối hợp với các cấp chính quyền địa phương trong rà soát diện tích đất đai, giải quyết tình trạng tranh chấp, lấm chiếm đất đai; lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy CNQSD đất theo quy định. Chủ động bàn giao về địa phương quản lý, sử dụng các diện tích đất không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường trên địa bàn huyện tân uyên tỉnh lai châu (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w