Bàn luận : Học tập là điều cần thiết nhưng học làm người là bài học đầu tiên và quan

Một phần của tài liệu 23 đề thi thử thpt quốc gia môn văn 2015 (Trang 29 - 31)

- Nghệ thuật: Kết hợp hài hoà yếu tố thơ, nhạc Hình ảnh, ngôn từ mới mẻ giàu sức gợi, đậm chất tượng trưng siêu thực.

c. Bàn luận : Học tập là điều cần thiết nhưng học làm người là bài học đầu tiên và quan

- Học tập là điều cần thiết nhưng học làm người là bài học đầu tiên và quan trọng nhất. Theo quan niệm truyền thống”Tiên học lễ, hậu học văn”.

- Những biểu hiện của bài học làm người (Làm người tốt, có ích, sống có ý nghĩa…)

Trong gia đình: Làm đứa con ngoan, hiểu thảo, tôn kính ông bà, cha mẹ… Trong nhà trường: Lễ phép với thầy cô, hòa nhã với bạn bè…

Ngoài xã hội: Không ngừng học hỏi, sống hòa đồng, biết giúp đỡ, chia sẻ với mọi người xung quanh…

- Học làm người chính là học “đức” vì “ Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Học để tiến đến một xã hội văn minh, để con người có thể chung sống hòa bình, tốt đẹp với nhau. Đó cũng là mục tiêu lớn nhất của những tri thức chân chính.

- Không nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc học làm người thì con người sẽ dẫn đến có những suy nghĩ, việc làm sai trái.

d. Bài học:………

- Việc học và học làm người là bài học suốt đời để hoàn thiện nhân cách, góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn. Vì vậy học làm người có ý nghĩa to lớn.

- Ở bất kì thời đại nào bài học làm người cũng đóng vai trò quan trọng đầu tiên.

1.0 1.0

3.0

- Không chỉ học làm người mà chúng ta còn phải biết tiếp thu những tri thức khoa học, những hiểu biết trên các lĩnh vực khác để hoàn thiện mình hơn.

III (8 điểm) (8 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học - Vận dụng tốt các thao tác lập luận

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp - Khuyến khích những bài viết sáng tạo 2. Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý cơ bản sau:

a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 1.0

b. Phân tích đoạn trích “Đất nước” làm rõ ý thơ: “Đất Nước của Nhân dân”, “Đất Nước của ca dao thần thoại”

- Đất Nước của Nhân dân:………. + Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện qua việc cảm nhận đất nước trên nhiều bình diện: Thời gian lịch sử, không gian địa lí, chiều sâu và bề dày văn hóa, phong tục tập quán….Dù trên bình diện nào thì đất nước cũng mang đậm tính nhân văn. (Phân tích dẫn chứng).

+ Là lời khẳng định trực tiếp chủ nhân thực sự của đất nước là nhân dân. Chính nhân dân là người đã làm ra của cải vật chất và những giá trị văn hóa tinh thần cho đất nước. (Phân tích dẫn chứng)

+ “Đất Nước là máu xương của mình”- Nhân dân đã hóa thân để góp phần làm nên đất nước, vì vậy mỗi người phải có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. (Phân tích dẫn chứng)

- Đất Nước của ca dao thần thoại:……….. + Đoạn trích đưa người đọc vào thế giới quen thuộc, gần gũi của ca dao thần thoại bằng việc sử dụng sáng tạo và hiệu quả những chất liệu văn hóa dân gian. Tác giả đã thành công khi viết về “Đất Nước của Nhân dân” bằng chính những sản phẩm văn hóa tinh thần của nhân dân. (Phân tích dẫn chứng)

+ Lối trò chuyện tâm tình thủ thỉ của anh và em làm cho đoạn trích đậm tính trữ tình. Đó cũng là hình thức quen thuộc trong ca dao dân ca.

- Nghệ thuật:………... + Hình thức biểu đạt giàu suy tư, giọng thơ trữ tình- chính luận, sâu lắng thiết tha

+ Vận dụng sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian. + Thể thơ tư do…

3.0

2.0

1.0

c. Đánh giá chung:

- Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” vừa kế thừa truyền thống vừa là kết tinh tinh thần thời đại. Đoạn trích góp phần làm phong phú nội dung về đất nước trong thơ ca chống Mĩ.

- Đoạn trích đã thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật thơ của Nguyễn Khoa Điềm

1.0

Lưu ý chung

1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN

ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIANăm học 2014 - 2015 Năm học 2014 - 2015

Môn: Ngữ Văn

(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)

---

Câu 1 (2.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“...Ai đi vô nơi đây

Xin dừng chân xứ Nghệ Ai đi ra nơi đây

Kịp dừng chân xứ Nghệ Nghe câu vè ví dặm Càng lắng lại càng sâu Như sông La chảy chậm Đong bao thuở vui sầu Ăn, xứ Nghệ ăn đặm Đã nói, nói hết lòng Đất này bền nghĩa bạn Đất này tình thủy chung...”

(Gởi bạn người Nghệ Tĩnh – Huy Cận)

a. Thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên? b. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ.

c. Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ gì?

Một phần của tài liệu 23 đề thi thử thpt quốc gia môn văn 2015 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)