“Chữ người tử tù” và “Người lái đò Sông Đà” là hai tác phẩm tiêu biểu cho hai giai đoạn sáng tác của Nguyễn Tuân

Một phần của tài liệu 23 đề thi thử thpt quốc gia môn văn 2015 (Trang 77 - 81)

đoạn sáng tác của Nguyễn Tuân

b) Phân tích“Chữ người tử tù” và “Người lái đò Sông Đà”

* “Người lái đò Sông Đà” ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người thời đại mình đang sống:

- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên qua hình ảnh Sông Đà hung bạo mà trữ tình + Sông Đà hung bạo, dữ dội

+ Sông Đà trữ tình, thơ mộng

- Ca ngợi vẻ đẹp con người thời đại qua hình ảnh ông lái đò

Những phẩm chất của người lái đò thể hiện qua cuộc đương đầu với “thạch trận” và vượt “thác dữ” sông Đà.

+ Ông lái đò rất dũng cảm + Ông lái đò là người mưu trí

+ Ông lái đò có một phong thái lao động và phong cách sống rất tài hoa – nghệ sĩ

Nhận xét:

- Tác giả sử dụng nghệ thuật đặc sắc, ngòi bút tài hoa khắc họa hình tượng người lái đò trên nền của bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội mà thơ mộng, trữ tình. Hình tượng Sông Đà là “chất vàng” của thiên nhiên còn Ông lái đò là “chất vàng mười” của vùng Tây Bắc, là một anh hùng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Qua đó tác giả thể hiện những khám phá và lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên và người lao động miền Tây Bắc nói riêng và đất nước ta nói chung.

* Thể hiện tình cảm trân trọng, niềm tự hào gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc qua truyện ngắn “Chữ người tử tù”

- Truyện ngắn đề cập đến nghệ thuật thư pháp, thú chơi chữ của người xưa – một nét đẹp của văn hóa truyền thống.

- Truyện ca ngợi những con người tài hoa, có nhân cách cao đẹp.

+ Huấn Cao là một người văn võ song toàn – một nghệ sĩ tài hoa, bậc anh hùng có khí phách hiên ngang, bất khuất, một người có tâm hồn trong sáng, cao thượng + Viên quản ngục là người chuộng chữ nghĩa, say mê và biết thưởng thức cái đẹp

Nhận xét:

Bằng nghê thuật điêu luyện bậc thầy, truyện ca ngợi vẻ đẹp của những con người tài hoa, niềm tự hào về những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc, thể hiện quan điểm tiến bộ của Nguyễn Tuân về sự thống nhất giữa cái đẹp và cái thiện, cái tâm và cái tài.

c) Đánh giá chung:

- Ý kiến đã khẳng đinh giá trị tác phẩm của Nguyễn Tuân tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.

- Tài năng nghệ thuật tài hoa, uyên bác.

3. Kết thúc vấn đề 0,5 0,5 0,5 1,5 1,5 0,5 0,5

SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP ĐỀ THI THỬ THPT QUÔC GIA – LẦN 2 TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN QUANG DIÊU

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

(Đề gồm 02 trang)

Phần I. Đọc hiểu (3,0điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từCâu 1đếnCâu 4:

“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.

Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.

Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.

Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.

(Trích Về việc đọc sách– Nguồn Internet)

Câu 1.Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25đim)

Câu 2.Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên.(0,5đim)

Câu 3.Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25đim)

Câu 4. Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về ý nghĩa của việc đọc sách đối với lớp trẻ ngày nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5đim)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từCâu 5đếnCâu 8:

Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão. Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ. Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chi còn anh và em.

Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại... - Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may.

(TríchThơ tình cuối mùa thu– Xuân Quỳnh)

Câu 5:Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,25đ)

Câu 6: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: Tình ta như

hàng cây / Đã qua mùa gió bão / Tình ta như dòng sông / Đã yên ngày thác lũ. (0,5đ)

Câu 7: .Điệp khúc“Chỉ còn anh và em” được tác giả lặp lại hai lần trong đoạn thơ mang ý nghĩa gì? (0,25đ)

Câu 8: Anh/ chị hãy nhận xét quan niệm về tình yêu của tác giả qua những dòng thơ: Thời gian như là gió/ Mùa đi cùng tháng năm/ Tuổi theo mùa đi mãi/ Chỉ còn anh và em …/Cùng tình yêu ở lại. Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng. (0,5đ)

Phần II. Làm văn (7,0điểm)

Câu 1. (3,0điểm)

“Trước tình trạng xảy ra một số vụ bạo lực học đường trong thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác quản lý học sinh, tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, các buổi chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của học sinh trong việc “nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội”, phát huy vai trò của học sinh trong việc ngăn chặn, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực xảy ra đối với bản thân, bạn bè để có biện pháp xử lí kịp thời”.

(BáoDân trí –ngày 24 tháng 3 năm 2015) Với những nỗ lực của ngành Giáo dục nhằm ngăn chặn bạo lực học đường như Báo

Dân trí đưa tin, giả sử là một học sinh tham gia Diễn đàn “Nói không với bạo lực” do Đoàn trường tổ chức, anh/chị hãy viết một bài tham luận (với hình thức bài văn nghị luận khoảng 600 chữ) trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề trên.

Câu 2. (4,0điểm)

Tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua đoạn thơ sau:

- Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

(Vit Bc- Tố Hữu,Ngvăn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2012)

SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN QUANG DIÊU

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA – LẦN 2MÔN: NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN

(Hướng dẫn chấm – Đáp án – Thang điểm có 06 trang)

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 (0,25)

Trả lời đúng theo một trong các cách: Phong cách ngôn ngữ chính luận/ Phong cách chính luận/ chính luận.

0,25

Trả lời sai hoặc không trả lời 0

Câu 2 (0,5)

Ghi đúng câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau.

0,5

Ghi câu khác hoặc không trả lời. 0

Câu 3(0,25) (0,25)

Trả lời đúng theo một trong các cách: Thao tác lập luận phân tích/ thao tác phân tích/ lập luận phân tích/ phân tích

0,25

Trả lời sai hoặc không trả lời. 0

Câu 4(0,5) (0,5)

Nêu ý nghĩa của việc đọc sách theo quan điểm riêng của bản thân, không lặp lại ý của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

0,5

-Với những trường hợp sau:

+ Nêu ý nghĩa của việc đọc sách nhưng không phải là quan điểm riêng của bản thân mà lặp lại ý của tác giả trong đoạn trích đã cho.

+ Nêu ý nghĩa của việc đọc sách theo quan điểm riêng nhưng không hợp lí, không thuyết phục.

+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không thuyết phục. + Không có câu trả lời.

0

Câu 5(0,25) (0,25)

Trả lời đúng theo một trong các cách: thơ ngũ ngôn/ thơ tự do 0,25

Trả lời sai hoặc không trả lời 0

Câu 6(0,5) (0,5)

Trả lời đúng 3 biện pháp tu từ trong các biện pháp tu từ được sử dụng:

+ so sánh:Tình ta như hàng cây / Tình ta như dòng sông

+ ẩn dụ:mùa gió bão/ ngày thác lũ

+ điệp cấu trúc:Tình ta như…/ Đã qua… Đã yên…

0,5

Trả lời sai hoặc không trả lời 0

Câu 7 (0,25)

Trả lời đúng: Điệp khúcChỉ còn anh và em” lặp lại hai lần trong đoạn thơ có ý nghĩa: khẳng định tình yêu thủy chung, bền chặt, không thay đổi.

0,25

- Với những trường hợp:

+ Trả lời sai hoặc chung chung, không rõ ý. + Không trả lời

0

Câu 8 (0,5)

Một phần của tài liệu 23 đề thi thử thpt quốc gia môn văn 2015 (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)