PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

Một phần của tài liệu 23 đề thi thử thpt quốc gia môn văn 2015 (Trang 56 - 58)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b)

Câu 3a:

Tuỳ bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi ông đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những người lao động.

Anh (chị) hãy làm rõ“thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở nhân vật người lái đò trong

tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.

Câu 3b:

Từ truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhận định: Một tác phẩm văn học hay thường chứa đựng trong nó những giá trị nhân văn cao đẹp.

GỢI Ý ĐÁP ÁN THI THỬ TNTHPT

Câu 1: (Thí sinh có thể trả lời bằng nhiều cách nhưng phải bảo đảm các ý sau dây):

1. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình? (0,5)

Đoạn thơ thể hiện những suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc kháng chiến và diễn tả niềm sung sướng, hạnh phú lớn lao,ý nghĩ sâu xa của cuộc trở về gặp lại nhân dân của nhân vật trữ tình.

2. Cách xưng hô: con – Mẹ yêu thương trong đoạn thơ có ý nghĩa gì? (0,5)

Cách xưng hô: con – Mẹ yêu thương thân tình ruột thịt, thể hiện lòng biết ơn sâu nặng của con với cuộc kháng chiến, với tây bắc.(0,25Tây Bắc chính là mảnh đất mẹ, là Mẹ Tổ quốc, Mẹ nhân dân mà Chế Lan Viên đang khao khát trở về.(0,25)

3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình ảnh so sánh trong đoạn thơ(1,0) (1,0)

Hình ảnh so sánh ý nghĩa của cuộc kháng chiến như ngọn lửa diễn tả sự ấm áp, soi đường chỉ lối của Đảng, cách mạng. Cuộc kháng chiến đã lùi vào quá khứ, nhưng nó là những năm tháng không thể nào quên, những kỉ niệm không thể nào phai nhạt, vẫn như ngọn lửa, ngọn đuốc soi đường nghìn năm sau. (0,5)

- Ở khổ thứ 2, tác giả dùng tới 5 hình ảnh so sánh, là những so sánh kép, tầng bậc, làm thành từng chum hình ảnh độc đáo: nghệ sĩ như nai, cỏ, én, đứa trẻ thơ đói lòng; nhân dân như suối ngọt, như cánh tay đưa nôi,… Tất cả những hình ảnh trên đều lấy từ đời sống tự nhiên gần gũi của con người, nhưng trong cách nói của nhà thơ nó vẫn gợi lên những liên tưởng mới lạ, đưa lại hiệu quả thẫm mĩ cao: về với nhân dân là về với những gì than thuộc nhất, môi trường thuận lợi nhất; với niềm vui, hạnh phúc chờ mong; về với ngọn nguồn thiết yếu nhất cùa sự sống; về với lòng mẹ, tình mẹ bao la… Những hình ảnh diễn tả niềm sung sướng tột độ, ý nghĩa sâu xa của cuộc trở về cho thấy sự trở về này là lẽ tự nhiên,hợp quy luật: nghệ sĩ phải đến với nhân dân, gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân. (0,5)

Câu 2 (3 điểm)

Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí. Cần làm rõ được những ý chính sau:

a/ Mở bài: - Nêu vấn đề cần nghị luận (0,25)

b/ Thân bài:Giải thíchngắn gọn ý nghĩa câu thơ của Hồ Chí Minh(0,5)- Hiền dữ: nhân cách của con người. Giáo dục? - Hiền dữ: nhân cách của con người. Giáo dục?

- Câu thơ của Bác đề cao vai trò của giáo dục trong việc hình thành nhân cách con người .

- Phân tích Con người khi mới sinh ra chưa hình thành nhan cách, nhân cách được hình thành trong quá trình sống, lao động và học tập, trong đó sự giáo dục đóng vai trò quyết định. (0,5)

- Vai tròcủa giáo dục thể hiện ở chỗ: xây đắp, bồi dưỡng cho mỗi người những kiến thức về cuộc sống, những cách ứng xử cao đẹp,… khiến họ trở thành những người công dân tốt(0,5)

Bàn bạc: Giáo dục có giáo dục trong nhà trường, trong gia đình và trong cuộc sống. Đó là quá trình học tập suốt đời không ngừng nghỉ.(0,5)

+Phê phán một sô ít thiếu hiểu biết , giao tiếp và ứng sử...(0,5)

c/ Kết bài: Cần đề cao giáo dục, đề cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để mỗi chúng tatrở thành những người có ích cho xã hội(0,25) trở thành những người có ích cho xã hội(0,25)

Câu 3a : (5 điểm)

Có thể triển khai theo nhiều cách nhưng về cơ bản, bài viết cần được làm rõ những ý chính sau:

a/ Mở bài (0,5)

- Giới thiệu được hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác tùy bút sông đà của Nguyễn Tuân.

b/ Thân bài: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 23 đề thi thử thpt quốc gia môn văn 2015 (Trang 56 - 58)