Giải pháp về pháp lý hoặc cơ chế chính sách:

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 40 - 43)

Kiến nghị UBND thành phố cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất để xây dựng nhà xưởng sản xuất các thiết bị cho Công nghệ tiết kiệm năng lượng như (thiết bị thu gió, pin quang điện….) và nhà máy sản xuất thiết bị tiết kiệm năng lượng.

Kiến nghị UBND thành phố hỗ trợ về giá cho các sản phẩm TKNL trên lưu hành trên địa bàn thành phố.

b. Giải pháp về triển khai thực hiện:

Đề nghị UBND thành phố yêu cầu Trung tâm tiết kiệm năng lượng - Sở khoa học công nghệ tăng cường việc tuyên truyền phổ biến tác dụng của việc ứng dụng các CNTKNL và thiết bị tiết kiệm năng lượng cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn thành phố. Đây cũng là đơn vị có trách nhiệm tư vấn và phổ biến các CNTKNL cho các tổ chức cá nhân.

UBND thành phố giao Trung tâm tiết kiệm năng lượng kiểm tra và trình UBND thành phố phê duyệt các danh mục những sản phẩm tiết kiệm năng lượng cần trợ giá của UBND thành phố nhằm giảm giá thành sản phẩm và khuyến khích nhân dân sử dụng.

Trung tâm tiết kiệm năng lượng tăng cường công tác đào tạo quản lý năng lượng, cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng. Đồng thời hướng dẫn các đơn vị có đủ điều kiện về thủ tục đăng ký để được công nhận là cơ sở đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng nhằm đào tạo một đội ngũ kiểm toán viên năng lượng cần thiết cho thành phố trong công tác quản lý và kiểm toán năng lượng ngày càng phát triển trong tương lai gần.

Khuyến khích các dự án nhà máy sản xuất năng lượng sạch trên địa bàn thành phố (dự án nhà máy sản xuất điện từ năng lượng mặt trời, năng lượng gió…).

3.2.3 Các giải pháp đối với việc phát triển VLTTMT mà chủ yếu làvật liệu không nung vật liệu không nung

a. Giải pháp về pháp lý hoặc cơ chế chính sách:

Kiến nghị Bộ Xây dựng soát xét, hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật, các quy trình, quy phạm, hướng dẫn thi công và các định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến sản xuất và sử dụng VLXKN, tạo điều kiện cho các nhà tư vấn, thiết kế đưa VLXKN vào công trình.

Kiến nghị thành phố ban hành các chính sách ưu đãi về thuế, đầu tư, thuê đất, vốn vay cho các dự án đầu tư sản xuất VLXKN nhằm khuyến khích các nhà đầu tư và giảm giá thành sản phẩm.

Thành phố cần có các chế tài bắt buộc chủ đầu tư các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây dựng không nung loại nhẹ từ năm 2011 (khối lượng thể tích không lớn hơn 1000 kg/m3) trong tổng số vật liệu xây theo Quyết định số 567/2010/QÐ-TTg như ra quy đinh không cấp giấy phép xây dựng khi không thực hiện theo đúng Quyết định số 567/2010/QÐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ.

Thành phố cần có Quyết định tăng thuế tài nguyên đất sét làm VLXD và có lộ trình xóa bỏ các cơ sở sản xuất gạch sét nung lò thủ công trên địa bàn và đến năm 2020 xóa bỏ hoàn toàn sản xuất gạch nung trên địa bàn thành phố.

Song song với lộ trình xóa bỏ sản xuất gạch nung, cần xây dựng lộ trình khuyến khích sản xuất VLXKN đủ sản lượng để dần thay thế vật liệu nung.

b. Giải pháp về triển khai thực hiện:

Để đưa VLXKN vào cuộc sống, đề nghị thành phố mở rộng công tác tuyên truyền, thông tin để cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các chủ thể trong hoạt động xây dựng và mọi người dân nhận rõ những ưu điểm, lợi thế trong việc sản xuất, sử dụng VLXKN, đồng thời thấy được những tác động tiêu cực của việc sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung không theo quy hoạch, để tập trung mọi năng lực phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN.

Giống như các thiết bị tiết kiệm năng lượng các sản phẩm vật liệu không nung có đủ tiêu chuẩn chất lượng cần được dán nhãn vật liệu xanh vừa là chứng nhận chất lượng sản phẩm và có tác dụng tuyên truyền cho các sản phẩm này để tăng tính cạch tranh trên thị trường.

Thành phố nên đi đầu bằng cách Các công trình được xây từ nguồn ngân sách thành phố nên ưu tiên sử dụng VLXKN và vật liệu thân thiện với môi trường. Như ra Quyết định các công trình này cần sử dụng tối thiểu 30- 40% VLXKN.

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 40 - 43)