c. Năng lượng địa nhiệt
3.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật
3.2.1.1 Của Trung Ương
Các văn bản pháp luật của Trung ương đã định hướng được mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng trong các công trình xây dựng và định hướng phát triển VLXKN.
Chưa có các văn bản khuyến khích cũng như bắt buộc phát triển CTX. 3.2.1.2 Của Bộ Xây dựng
Hệ thống đánh giá CTX chưa hoàn thiện và chưa có văn bản quy định bắt buộc của Bộ Xây dựng.
Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho sử dụng VLXKN tuy đã được Bộ Xây dựng quan tâm, nghiên cứu soạn thảo và ban hành, song để phục vụ thúc đẩy cho chương trình phát triển gạch không nung thì còn thiếu nhiều và chưa đồng bộ, khó đáp ứng cho kế hoạch thúc đẩy nhanh chóng VLXKN thay thế gạch đất sét nung hiện nay nhằm mục tiêu lớn là bảo vệ tài nguyên đất trồng trọt và ngăn chặn ô nhiễm môi trường do các lò gạch thủ công phát triển tràn lan gây nên.
3.2.1.3 Của UBND thành phố
Các văn bản quy phạm pháp luật của thành phố chủ yếu chú trọng triển khai việc tiết kiệm năng lượng bằng việc quản lý sử dụng năng lượng và sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Chưa có văn bản quy định việc khuyến khích sử dụng CNTKNL trong các tòa nhà.
Chưa có chính sách hỗ trợ giá cho các sản phẩm tiết kiệm năng lượng dùng trong các công trình xây dựng vì giá cả của các sản phẩm này còn cao, hạn chế việc lựa chọn của chủ đầu tư.
Chưa có chế tài bắt buộc áp dụng QCXDVN 09: 2005, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam ‘‘ Các công trình Xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả’’ cho các công trình xây dựng mới từ năm 2011 như trong Quyết định số 10654/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng.
Chưa có chế tài bắt buộc việc sử dụng VLXKN vào công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây dựng không nung loại nhẹ từ năm 2011 theo Quyết định số 567/2010/QÐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020.