Đánh giá các văn bản pháp luật này trong việc triển khai thực tế đẩy mạnh ứng dụng CNTKNL, KTX, VLTTMT đối với công trình xây

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 28 - 35)

c. Năng lượng địa nhiệt

2.2.2 Đánh giá các văn bản pháp luật này trong việc triển khai thực tế đẩy mạnh ứng dụng CNTKNL, KTX, VLTTMT đối với công trình xây

tế đẩy mạnh ứng dụng CNTKNL, KTX, VLTTMT đối với công trình xây dựng ở Việt Nam và ở thành phố Đà Nẵng.

2.2.2.1 Đánh giá các văn bản có liên quan đến việc tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm năng lượng trong các công trình xây dựng

a. Do Quốc Hội ban hành

Theo Luật số 50/2010/QH12, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tại chương III, điều 15 và 16 lần lượt quy định cụ thể biện pháp và trách nhiệm quản lý nhà nước sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng:

+ Các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng được quy định khá toàn diện từ quy hoạch đến thiết kế, sử dụng vật liệu cách nhiệt, sử dụng phương tiện thiết bị có hiệu suất cao, sử dụng hệ thống quản lý vận hành, thiết bị khống chế, kiểm soát năng lượng….

+ Trong trách nhiệm quản lý nhà nước quy định trách nhiệm của Bộ Xây dựng về việc ban hành các định mức sử dụng năng lượng, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế thi công; trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố về biện pháp quản lý; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.

Những quy định này trong Luật số 50/2010/QH12 chính là cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan ban hành các văn bản quy phạm pháp luật triển khai việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực xây dựng.

b. Do Chính phủ ban hành

Nghị định 102/2003/NĐ-CP về việc "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và

+ Quy định việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như sản xuất, sinh hoạt…

+ Khuyến khích sử dụng các công nghệ sản xuất tiết kiệm năng lượng và hiệu quả.

+ Sử dụng các biện pháp thiết kế công trình nhằm chiếu sáng, thông gió, làm mát tự nhiên nhằm tiết kiệm năng lượng.

+ Quy định trong hồ sơ xin cấp phép xây dựng tòa nhà phải có tài liệu thuyết minh về các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

+ Quy định tương đối đầy đủ về trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, UBND các tỉnh thành.

+ Nghị định 102/2003/NĐ-CP cũng đã thể hiện được quyết tâm của Chính phủ từ năm 2003 đã thấy rõ vấn đề an ninh năng lượng là vấn đề cấp bách và sống còn trong tương lai của Đất nước.

- Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg, Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 4 năm 2006.

+ Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ra đời tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc tiết kiệm năng lượng, để đưa ra mục tiêu mang tầm vóc quốc gia.

+ Quyết định này tạo cơ sở pháp lý cho các văn bản quy phạm pháp luật ra đời. Trong đó quan trọng nhất là Luật số 50/2010/QH12.

+ Đưa ra các mục tiêu cụ thể về tiết kiệm năng lượng là giai đoạn 2006-2010 tiết kiệm 3-5%, năm 2010-2015 tiết kiệm 5-8% tổng mức tiêu thu năng lượng toàn quốc.

+ Mục tiêu hoàn thành, ban hành khung pháp lý liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

+ Đặc biệt quy định thực hiện việc quản lý bắt buộc theo QCXDVN 09: 2005, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam ‘‘ Các công trình Xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả’’ đối với 100% các tòa nhà xây dựng mới từ năm 2006.

- Nghị định 21/2011/NĐ-CP "Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" của Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 3 năm 2011.

+ Quy định cụ thể việc triển khai Luật 50/2010/QH12.

+ Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

+ Thực hiện kiểm toán năng lượng, lập báo cáo các cơ sở năng lượng trọng điểm.

+ Dán nhãn năng lượng cho thiết bị.

+ Sử dụng năng lượng tiết kiệm trong cơ quan.

+ Quản lý việc nhập khẩu thiết bị sử dụng tiết kiệm năng lượng. + Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Nghị định 73/2011/NĐ-CP "Quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 8 năm 2011.

+ Tại điều 16 quy định về mức xử phạt đối với những hành vi không thực hiện đúng các quy định về định mức sử dụng năng lượng, quy chuẩn trong thiết kế thi công và sử dụng vật liệu xây dựng nhằm tiết kiệm năng lương do Bộ Xây dựng ban hành.

+ Xử phạt đối với những cán bộ công chức cấp giấy phép cho công trình không tuân thủ các quy định về định mức sử dụng năng lượng.

+ Quy định về thẩm quyền xử phạt của UBND các cấp, của Chánh thanh tra Sở Xây dựng.

c. Do Bộ Xây dựng ban hành

- Quyết định số 377/QĐ-BXD phê duyệt chương trình sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng cho thấy nhận định riêng của ngành Xây dựng trong việc sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2007 – 2010 và nâng cấp mở rộng trong giai đoạn 2010-2020.

- Trong Quyết định này có đưa ra mục tiêu xây dựng và ban hành các quy chuẩn, văn bản hướng dẫn về sử dụng tiết kiệm năng lượng. Triển khai cuộc vận động CTX tại các cơ quan và doanh nghiệp trong cả nước.

- Quyết định số 377/QĐ-BXD đã có tính chất định hướng cho ngành Xây dựng trong việc hoạch định chiến lược phát triển của ngành hướng tới việc tiết kiệm năng lượng và phát triển CTX.

d. Do Bộ Công thương ban hành

- Thông tư số 39/2011/TT-BCT "Quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng" của Bộ Công thương về cơ bản đã quy định về điều kiện để được cộng nhận là cơ sở đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng; việc tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng.

- Những quy định trong Thông tư số 39/2011/TT-BCT của Bộ Công thương là tiền đề quan trọng trong việc đẩy mạnh đào tạo đội ngũ quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng góp phần quan trọng trong việc đánh giá việc sử dụng năng lượng của 1 công trình xây dựng là nền tảng của việc công nhận CTX.

e. Do UBND thành phố ban hành

- Quyết định số 175/QĐ-UBND ban hành Đề án Sử dụng năng lượng tiết kiệm và Ứng dụng năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành ngày 07 tháng 01 năm 2011.

+ Nâng cao nhận thức của các tổ chức cá nhân trên địa bàn thành phố + Phấn đấu tiết kiệm từ 5-8% tổng mức tiêu thụ năng lượng so với dự báo hiện nay về phát triển năng lượng và phát triển kinh tế xã hội.

+ Trong đề án có chương trình tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà, khách sạn, công sở, cơ quan trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Chỉ thị số 03/CT-UBND về việc khẩn trương thực hiện nghiêm túc và triệt để việc tiết kiệm điện năm 2011 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ban hành ngày 24 tháng 02 năm 2011.

+ Quy định về việc tiết kiệm điện của các cơ sở sản xuất và điện sinh hoạt của thành phố Đà Nẵng trong năm 2011

+ Quy định trách nhiệm của công ty TNHH MTV Điện Lực Đà Nẵng + Quy định việc xử phạt đối với các trường hợp không thực hiện đúng biểu đồ phụ tải, nhất là các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm.

- Quyết định số 10654/QĐ-UBND ban hành Chương trình thực hiện mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2011.

+ Triển khai thực hiện Quyết định số 175/QĐ-UBND trong đó thực hiện tiết kiệm trong từng tòa nhà.

+ Thực hiện quản lý bắt buộc theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam các công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đối với 100% các tòa nhà xây dựng mới từ năm 2011.

2.2.2.2 Đánh giá các văn bản đã được ban hành liên quan đến việc phát triển VLXKN ở Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

a. Quyết định số 121/2008/QÐ-TTg Quy hoạch tổng thể phát triển Vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020

Khuyến khích phát triển vật liệu xây dựng bảo đảm tính bền vững, góp phần phát triển kinh tế tạo ổn định xã hội và bảo vệ môi trường; phù hợp với các quy hoạch khác liên quan.

Khuyến khích phát triển vật liệu thân thiên với môi trường, vật liệu không nung.

Dây chuyền sản xuất vật liêu xây dựng cần có công nghệ tiên tiến, giảm tiêu hao năng lượng và bảo vệ môi trường.

Từ định hướng của Quyết định số 121/2008/QÐ-TTg mà Thủ tướng ban hành Quyết định số 567/2010/QÐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020. Cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc phát triển một nền công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam bền vững và bảo vệ môi trường đất, môi trường không khí và tài nguyên thiên nhiên của Đất nước.

b. Đánh giá Quyết định số 567/2010/QÐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 phát triển sản xuất và sử dụng loại vật liệu không nung thay thế gạch đất sét nung với tỷ lệ 20-25% và nâng lên 30- 40% vào năm 2020, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.

Sử dụng công nghệ tiên tiến với quy mô, công suất phù hợp, sẽ có 3 chủng loại vật liệu xây dựng không nung được phát triển sản xuất và sử dụng. Đó là gạch xi măng-cốt liệu, gạch nhẹ và các loại gạch khác.

Trong đó, gạch xi măng – cốt liệu được ưu tiên phát triển và sử dụng, cụ thể tỷ lệ gạch xi măng-cốt liệu trên tổng số VLXKN khoảng 74% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020. Gạch nhẹ (gồm 2 loại gạch từ bê tông khí chưng áp và gạch từ bê tông bọt) chiếm tỷ lệ vào khoảng 21% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020 trên tổng số VLXKN. Còn các loại gạch khác, bao gồm gạch đá chẻ, gạch đá ong, VLXKN từ đất đồi và phế thải xây dựng, gạch silicát... đạt tỷ lệ khoảng 5% từ trên tổng số VLXKN vào năm 2015.

Có 3 nhóm giải pháp bao gồm: Giải pháp về cơ chế chính sách, về khoa học công nghệ và giải pháp về thông tin, tuyên truyền.

+ Trong đó, các dự án chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN nhẹ và sản xuất gạch xi măng - cốt liệu công suất từ 7 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm trở lên ngoài các chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi và hỗ trợ khác theo quy định hiện hành còn được được hưởng ưu đãi như đối với các dự án thuộc chương trình cơ khí trọng điểm.

+ Từ năm 2011, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây dựng không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1000 kg/m3) trong tổng số vật liệu xây.

Đây là những mục tiêu rất thiết thực và có thể thực hiện được nếu chúng ta thực hiện một cách quyết tâm và đồng bộ từ trung ương đến địa phương.

2.2.2.3 Đánh giá Các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn thiết kế công trình và sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường vào công trình xây dựng

a. Đánh giá QCXDVN 09: 2005, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam ‘‘ Các công trình Xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả’’

Đây là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi thiết kế và sử dụng các thiết bị như thiết bị chiếu sáng, điều hoà không khí, thiết bị đun nước nóng hoặc các thiết bị khác sử dụng nhiều năng lượng trong các công trình thương mại, trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước, nhà ở cao tầng, khách sạn...

Theo Quy chuẩn này quy định này bắt buộc đối với các công trình có diện tích sàn sử dụng trên 2500m2 trở lên. Như vậy những công trình xây dựng có diện tích sàn dưới 2500m2 sẽ không bắt buộc, mà số lượng những công trình này đặc biệt là công trình nhà dân chiếm số lượng lớn ở nước ta nói chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng.

Hiện nay việc áp dụng QCXDVN 09: 2005 cho các công trình xây dựng ở thành phố Đà Nẵng chưa được quan tâm triển khai, kể cả với các công trình có tổng diện tích sàn sử dụng trên 2500m2 trở lên. Chính vì vậy việc triển khai QCXDVN 09: 2005 vào thực tế cuộc sống cần nhiều giải pháp đồng bộ từ trung ương đến địa phương mà ở đây chính là chính quyền thành phố Đà Nẵng.

b. Đánh giá về các tiêu chuẩn thiết kế

Các tiêu chuẩn thiết kế có quy định về phương án thiết kế kiến trúc, phương án thông gió, phương án ngăn che bên ngoài cho các loại công trình khác nhau. Những tiêu chuẩn này cũng là những tài tiệu tham khảo vô cùng bổ ích cho những nhà chuyên môn làm công tác thiết kế. Tuy nhiên chúng chưa có tính bắt buộc và chưa khuyến khích được việc ứng dụng CNTKNL, vật liệu thân thiện với môi trường vào thực tế cuộc sống.

c. Đánh giá tổng quát và nhóm tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật cho VLXKN, trong quá trình theo dõi, quản lý công tác tiêu chuẩn chúng ta nhận thấy như sau

Ngoại trừ hai tiêu chuẩn TCXDVN 316: 2004 và TCXDVN 317: 2004 là quy định riêng và chi tiết cho bê tông nhẹ dạng block, các tiêu chuẩn còn lại đều quy định chung cho nhiều loại sản phẩm vật liệu khác nhau.

Các tiêu chuẩn về thi công và nghiệm thu dùng riêng cho gạch xây không nung còn thiếu, sử dụng các tiêu chuẩn của gạch, đá dùng chung không đáp ứng yêu cầu đối với bê tông nhẹ và bê tông khí chưng áp.

Vữa xây trát dùng cho bê tông khí chưng áp và bê tông bọt có yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử khác hẳn so với gạch đất sét nung. Ngay cả gạch xi măng cốt liệu cũng cần có chế độ vữa xây trát khác với gạch đất sét nung hút nước rất mạnh nên vữa xây trát đòi hỏi hàm lượng nước cao hơn và còn phải thường xuyên giữ ẩm trong thời gian đầu mới hoàn thành khối xây khi gặp điều kiện nắng nóng gay gắt.

Tiêu chuẩn thiết kế công trình sử dụng VLXKN chưa có chuyên biệt riêng, nhất là đối với bê tông nhẹ và bê tông khí chưng áp. Đối với gạch xi

măng cốt liệu có thể không cần có quy định riêng và vẫn có thể sử dụng chung với tiêu chuẩn thiết kế kết cấu gạch đá bình thường.

Các tiêu chuẩn trên còn chưa đồng bộ về nhiều mặt dẫn đến nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư cũng như người sản xuất, tiêu dùng, do vậy cũng là một nguyên nhân gián tiếp dẫn tới chậm đưa sản phẩm vào công trình.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w