3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Nền kinh tế của xã Minh Tân cũng như nền kinh tế của các xã khác trong huyện, đang phát triển theo hướng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Trong những năm qua, mặc dù còn khó khăn nhưng Đảng bộ và nhân dân xã Minh Tân đã từng bước, cố gắng vượt qua đưa nền kinh tế của xã ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh.Theo Báo cáo Tổng kết năm 2015 thì tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 195,76 tỷ đồng, tăng 17,75% so với kế hoạch. Trong đó:
− Nông nghiệp: 81,36 tỷ đồng, chiếm 41,5% − TTCN – XDCB: 69,46 tỷ đồng, chiếm 35,5% − Thương mại dịch vụ: 44,94 tỷ đồng, chiếm 23%
Hình3.2: Cơ cấu ngành kinh tế xã Minh Tân năm 2015
(Nguồn: UBND xã Minh Tân)
So với năm 2012, cơ cấu kinh tế năm 2015 đã có sự chuyển dịch: ngành nông nghiệp giảm 5,2%, tiểu thủ công nghiệp – XDCB tăng 4,5% và thương mại dịch vụ tăng 0,7%. Nhìn chung, sự chuyển dịch nền kinh tế xã Minh Tân theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn chung của cả nước; tuy nhiên sự chuyển dịch diễn ra còn chậm. Đảng ủy và các cấp chính quyền xã đang tạo mọi điều kiện tối ưu nhất, phát huy các mặt thuận lợi đồng thời khắc phục các khó khănđể không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng cuộc sống của người dân.
Ngành nông nghiệp
Năm 2015, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn xã đạt 81,36 tỷ đồng, tăng 6,28 tỷ đồng so với năm 2014.
− Trồng trọt: chiếm 60% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Minh tân có diện tích đất nông nghiệp là 293,56 ha chiếm 72% diện tích đất tự nhiên toàn xã. Trong đó, diện tích trồng lúa là 225,195 ha chiếm 76,7%diện tích đất nông nghiệp. Các giống lúa được cấy chủ yếu trong xã có chất lượng gạo ngon như: BC15, Bắc Thơm, Hương Thơm, T10, nếp các loại, VS1, RVT,… Sản lượng lúa 2 vụ năm 2015 của xã đạt 5958,2 tấn (tăng 98,2
tấn so với năm 2014), bình quân lương thực đầu người đạt 1106,6 kg/người/năm. Ngoài gieo cấy lúa, xã còn trồng các cây trồng hàng năm khác như đào, phát lộc, rau màu, cây vụ đông các loại chiếm đến 41 ha. Năng suất cây màu hàng năm đạt 130 tạ/ha/năm, cho giá trị đạt 185 triệu đồng/ha/năm.
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của xã đã có nhiều tiến bộ trong trình độ sản xuất, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật và sử dụng nhiều giống mới đưa năng suất cây trồng ngày một tăng.Đặc biệt năm 2014, thực hiện dồn điền đổi thửa, cứng hóa đường giao thông trục chính nội đồng giúp cho việc đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp được thuận lợi, giảm bớt được sức lao động cho nhân dân.
− Chăn nuôi
Ngoài việc trồng trọt, người dân trong xã còn chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi năm 2015 đạt 33,36 tỷ đồng, tăng 4,06 tỷ đồng so với năm 2014. Theo thống kê của UBND xã Minh Tân thì số lượng gia súc, gia cầm năm 2015 được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 3.1: Số lượng gia súc, gia cầm tại xã Minh Tân năm 2015
STT Loài vật nuôi Số lượng (con)
1 Lợn Lợn nái 1.200 Lợn sữa 210 Lợn thịt 5.090 2 Trâu, Bò Trâu 19 Bò 76 3 Gia cầm Gà 23.000 Vịt, ngan, ngỗng 2.500
(Nguồn: UBND xã Minh Tân)
Nhìn chung, chăn nuôi ở xã Minh Tân khá phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn và gia cầm theo quy mô trang trại vừa và nhỏ. Tuy công tác chăn nuôi chịu nhiều tác động từ bên ngoài như thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm tăng nhưng dưới sự chỉ đạo của UBND xã Minh Tân, ban chăn nuôi thú y xã đã tích cực, chủ động giúp đỡ nhân dân, vận động nhân dân phòng ngừa, chống dịch bệnh kịp thời và đầu tư cho chăn nuôi nhằm duy trì, phát triển đàm gia súc, gia cầm đểvừa tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình vừa đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm cho xã.
Ngành TTCN– XDCB − Tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất TTCN của xã năm 2015 đạt 23,89 tỷ đồng, tăng 3,04 tỷ đồng so với năm 2014. Hiện xã có 150 hộ, cá thể tham gia sản xuất TTCN và có khoảng trên 400 lao động giải quyết việc làm lúc nông nhàn và ước thu nhập từ 3 – 4 triệu đồng/lao động/tháng. Năm 2015, tình hình sản xuất TTCN phát triển chậm, chưa xây dựng được nghề chính, vì vậy sản xuất TTCN thu nhập thấp. Tỷ trọng sản xuất TTCN – XDCB trong cơ cấu kinh tế của xã còn thấp chưa đáp ứng với tình hình thực tế trong đời sống xã hội.
Giá trị sản xuất XDCB của xã năm 2015 theo giá thực tế thực hiện là 45,57 tỷ đồng, tăng 19,03 tỷ đồng sao với năm 2014 (Nguồn vốn cấp trên hỗ trợ và nhân dân xây dựng). Nhân dân địa phương cũng tự đầu tư xây dựng nhà cao tầng 20 chiếc, nhà mái bằng, nhà 2 tầng và nhiều công trình phụ trợ khác.
Năm 2014, với nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư từ nguồn xi măng xã, xã Minh Tân đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 23,2 km đường ngõ thôn, trục thôn, trục xã và giao thông trục chính nội đồng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân được thuận lợi hơn.
Ngành thương mại – dịch vụ
Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ năm 2015 thực hiện được 44,94 tỷ đồng, tăng 6.37 tỷ đồng so với năm 2014. Xã có khoảng trên 350 hộ, cá thể kinh doanh TMDV với trên 500 lao động. Do tác động của cơ chế thị trường biến động và sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, trong nước đã làm cho tình hình kinh doanh TMDV của các cơ sở kinh doanh gặp không ít khó khăn, giá cả tất cả các loại mặt hàng hóa biến động bất thường nên việc kinh doanh phát triển chậm, giá trị ngành sản xuất ngành TMDV chưa cao.
3.1.2.2. Tình hình dân số, lao động và việc làm
Dân số
Bảng 3.2: Dân số xã Minh Tân qua một số năm
Năm 2012 2013 2014 2015
Dân số (người) 5350 5339 5357 5377
Tỷ lệ gia tăng
(%) − -0,2 0,34 0,37
(Nguồn: UBND xã Minh Tân)
Theo số liệu điều tra tính đến năm 2015, tổng dân số toàn xã là 5.377 người. Năm 2013, tỷ lệ gia tăng dân số còn ở mức âm, hai năm gần đây thì tỷ lệ gia tăng dân số đã đạt mức dương và kháổn định. Tổng số hộ dân của xã năm 2015 là 1525 hộ, bao gồm:
− Thôn Hoàng Đức: 382 hộ − Thôn Hưng Sơn: 324 hộ − Thôn Liên Minh: 168 hộ − Thôn Duy Tân: 408 hộ − Thôn Đình Phùng: 243 hộ
Lao động, việc làm
Năm 2015, tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 2550người chiếm 47,4% tổng dân số toàn xã. Trong đó:
− Lao động nông nghiệp chiếm 40% − Lao động TTCN – XDCB chiếm 30% − Lao động TMDV chiếm 30%
Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 29,85 triệu đồng/người/năm.Đời sống dân cư làm trong các ngành TTCN và TMDV nhìn chung có mức thu nhập ổn định hơn.
Năm 2015, toàn xã còn khoảng 90 hộ thuộc diện nghèo, chiếm 5,9% tổng số hộ. Hàng năm công tác xóa đói, giảm nghèo cũng được xã đặc biệt quan tâm. Cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền cấp trên, xã đã tạo điều kiện cấp đất hay hỗ trợ tài chính trong xây dựng nhà ở, phối hợp với ngân hàng tạo vốn cho nhân dân vay phát triển kinh tế, tăng thu nhập và cải thiện đời sống.
3.1.2.3. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng
Giao thông vận tải
Trên địa bàn xã có đường Quốc lộ 39A chạy qua kéo dài lên huyện. Năm 2015 vừa qua, xã đã hoàn thành việc nâng cấp lại hệ thống đường trục chính nội đồng và trục xã giúp cho giao thông trong xã được thuận lợi hơn. Hiện tại bây giờ tất cả các đường đều được rải đá, bê tông hóa, không có đường đất và hiện tượng ổ gà.
Hệ thống thủy lợi
Nguồn nước tưới tiêu phục vụ cho công tác sản xuất nông nghiệp được cung cấp từ con sông Tiên Hưng với 6 trạm bơm bao gồm:
− Trạm bơm Thống Nhất thôn Hoàng Đức, công suất 1.800m3/h − Trạm bơm Hưng Đạo thôn Hưng Sơn, công suất 1.600 m3/h − Trạm bơm Đề Thám thôn Duy Tân, công suất 1.200 m3/h
− Trạm bơm Minh Hoàng thôn Đình Phùng, công suất 1.800 m3/h − Trạm bơm Thái Thường thôn Đình Phùng, công suất 1.800 m3/h − Trạm bơm dầu thôn Liên Minh, công suất 600 m3/h
Tất cả các trạm bơm đều do HTX dịch vụ nông nghiệp xã quản lý và vận hành, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới tiêu cho cây trồng. Hệ thống mương mángở một số thôn đã hoàn thiện việc bê tông hóa vào cuối năm 2015.
Chợ
Xã Minh Tân hiện có 1 chợ Giắng, mới được tu sửa, nâng cấp hoàn thiện vào cuối năm 2015 và bắt đầu sử dụng lại vào đầu năm 2016. Địa điểm của chợ nằm trên tuyến đường Quốc lộ 39A, gần ngã tư Tiên Hưng – nút giao thông nối liền 3 xã trong huyện: Minh Tân, Lô Giang và Thăng Long. Là địa điểm thuận lợi để người dân trong xã có thể đem sản phẩm, nông sản của mình để trao đổi, buôn bán với các xã khác trong huyện.
Giáo dục
Trên địa bàn xã có 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở, tất cả trường này đều nằm gần nhau và ở vị trí trung tâm, cạnh UBND xã. Ngoài ra, ở một số thôn còn có các nhà trẻgiữ các bé ở độ tuổi nhỏ hơn.
UBND xã Minh Tân cũng chú trọng, quan tâm tới chất lượng giáo dục đào tạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho việc học tập và giảng dạy của giáo viên, học sinh. Các trường đều đã có phòng thư viện, sân chơi rộng, mát mẻ, trường cấp 2 đã có sân bóng rổ, trường cấp 1 đã xây dựng thêm phòng học tin học cho học sinh. Tuy nhiên, do vốn đầu tư không đủ nên hiện các trường vẫn thiếu các trang thiết bị hiện đại nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học.
Y tế
Hiện tại, trên địa bàn xã có một trạm y tế đã khánh thành và đưa vào sử dụng với quy mô 12 phòng 2 tầng, khang trang, sạch sẽ.Xã cũng bố trí đầy đủ cán bộ y tế đảm bảo đủ số lượng để phục vụ việc chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho nhân dân. Các cán bộ y tế của trạm đều có bằng cấp về trình độ chuyên môn.
Trong những năm gần đây, trạm y tế đã thực hiện tốt các chương trình y tế của huyện, tỉnh đề ra như công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêm phòng mở rộng, phòng chống dịch bệnh, suy dinh dưỡng, phối hợp với các tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người già, phát thuốc miễn phí. Ngoài ra tổ chức y tế còn tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình và khám chữa bệnh không thu phí cho trẻ em dưới 72 tháng tuổi.
Năm vừa qua, trạm y tế của xã đã khám bệnh cho 5.850 lượt người bao gồm cả tại trạm, tại nhà và các trường học trong xã. Trong đó, tổng số lượt điều trị là 3.259, bao gồm 62 trường hợp nội trú, 2997 trường hợp ngoại trú và chuyển lên tuyến trên 200 trường hợp.
3.1.2.4. Vấn đề bảo vệ môi trường
Do nhận thức của người dân chưa cao nên việc bảo vệ môi trường chưa đảm bảo còn để gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. UBND xã đã có nhiều biện pháp quản lý về công tác môi trường, tiếp tục đầu tư vật chất cho các tổ, cấp xe chở rác mới, duy trì các tổ thu gom rác thải, làm sạch môi trường tiến tới không để gây ô nhiễm và thường xuyên duy trì 5 tổ thu gom rác thải của 5 thôn. Năm 2014, thôn Đình Phùng chưa có tổ thu gom nhưng đến năm 2015, do sự chỉ đạo cũng như các biện pháp xử lý, nhắc nhở thôn đã thành lập tô thu gom rác thải. Xã cũng thực hiện thu phí môi trường theo luật và các quyết định của cấp trên hướng dẫn.