Hình thức xử lý phế thải đồng ruộng tại xã Minh Tân

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÁT SINH PHẾ THẢI ĐỒNG RUỘNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬLÝ TẠI XÃ MINH TÂN,HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 54 - 55)

Bảng 3.18: Các hình thức xử lý phế thải đồng ruộng của xã Minh Tân

Loại phế thải Hình thức sử dụng Số hộ Tỷ lệ (%) Phế phụ phẩm trồng trọt Đốt 50 53,2 Vứt tại bãi rác 19 20,2 Vứt tại ruộng 10 10,6 Đun 7 7,4 Che phủ đất gieo trồng 5 5,3

Thức ăn chăn nuôi 3 3,2

Phế thải từ sử dụng phân bón Tái chế 94 100 Phế thải từ sử dụng hóa chất BVTV Vứt tại ruộng 81 86,2

Thu gom cùng rác thải

sinh hoạt 13 13,8

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Qua bảng trên ta thấy xã có rất nhiều hình thức xử lý phế thải đồng ruộng tuy nhiên hình thức chủ yếu được sử dụng chưa mang lại hiệu quả và tận dụng được nguồn tài nguyên này. Đối với phế phụ phẩm trồng trọt, đốt và vứt bỏ vẫn là 2 hình thức được sử dụng nhiều nhất, các hình thức tận dụng khác chiếm tỉ lệ rất ít, chỉ từ 3-7%. Đối với phế thải từ sử dụng phân bón, do bao bì phân bón có thể tái chế sử dụng nên 100% người dân tận dụng để đựng nông sản hoặc bao bọc gốc cây đào để vận chuyển mua bán vào dịp cuối năm. Đối với phế thải nguy hại từ sử dụng hóa chất BVTV, 100% đều chưa được xử lý đúng quy trình. Trong đó, 86,2% hộ vứt bỏ ngay tại ruộng, số còn lại cũng chỉ mới thu gom cùng rác sinh hoạt sau đó đốt hoặc đem đi chôn lấp. Xã cũng chưa có biện pháp cụ thế nào cho xử lý loại phế thải nguy hại này.

Về phế thải rơm rạ, xã đã có kết hợp với công ty Thanh Niên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo về sử dụng chế phẩm vi sinh vào xử lý rơm rạ bằng cách rắc trực tiếp vào ruộng. Tuy nhiên, có rất ít người sử dụng vì chi phí bỏ ra 30 ngàn đồng/sào Bắc Bộlà khá nhiều trong khi chưa nhìn thấy kết quả đâu và một phần nhỏ không biết đến.

Về phế thải từ sử dụng hóa chất BVTV, từ lâu xã đã tiến hành dựng các cống để tập trung thu gom bao bì sau khi sử dụng. Tuy nhiên, người dân vẫn không chấp hành và vứt bừa bãi, thậm chí vứt ngay tại chân cống thu gom. Có lẽ vì vậy, mà hiện nay theo khảo sát thực địa thì trên địa bàn xã còn 1 vài cống để tập trung bao bì nhưng bên trong cống chủ yếu là cỏ và rác vườn của ruộng gần đó đổ vào.

Hình 3.3: Cống tập trung bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng xã

Tình hình quản lý phế thải đồng ruộng của xã hiện nay cho thấy môi trường đang có nguy cơ bị ô nhiễm do lượng phế thải đồng ruộng nhiều mà chưa có biện pháp xử lý hiệu quả, đặc biệt là phế thải từ sử dụng hóa chất BVTV.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÁT SINH PHẾ THẢI ĐỒNG RUỘNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬLÝ TẠI XÃ MINH TÂN,HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 54 - 55)