Giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÁT SINH PHẾ THẢI ĐỒNG RUỘNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬLÝ TẠI XÃ MINH TÂN,HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 58 - 59)

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

• Củng cố tăng cường bộ máy cán bộ và phân công cán bộ chuyên môn bảo vệ môi trường cấp xã, tổ chức bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường, tăng cường năng lực quản lý và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của hệ thống quản lý môi trường từ huyện đến xã. • Tổ chức tuyên truyền luật môi trường, các văn bản liên quan đến môi trường

và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức như thông qua phương tiện thông tin đại chúng, qua các hội nghị, tập huấn để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho toàn thể nhân dân, đặc biệt cần quan tâm đến các nôi dung về trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân.

• Tổ chức phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng mô hình thôn, xóm và các hộ gia đình sạch về rác thải và tiến tới đạt về tiêu chuẩn môi trường, hàng năm bình xét và có chính sách khen thưởng các đơn vị, hộ gia đình làm tốt công tác bảo vệ môi trường.

• Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Khuyến cáo bà con nông dân sử dụng phân hóa học đúng cách, hạn chế sử dụng hóa chất BVTV, tăng cường sử dụng phân hữu cơ và các sản phẩm sinh học khác, áp dụng phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp sinh học khác, sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp.

Quan tâm đến đầu vào của quá trình sản xuất nông nghiệp

• Chọn giống tốt là một biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải ô nhiễm. Cần lựa chọn các giống cây trồng có sức đề kháng tốt: tỷ lệ cây trồng sống cao, tránh phát sinh nhiều phế phụ phẩm trong quá trình sinh trưởng của cây trồng. Năng suất cao giúp giảm được tỷ lệ phế phụ phẩm/ nông sản sau thu hoạch. Ngoài ra, việc chọn giống cây trồng tốt sẽ không phải dùng nhiều các HCBVTV, do vậy giảm được lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh.

• Trong sản xuất nông nghiệp cần hướng dẫn cho nông dân canh tác theo hướng đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp cải tạo, nâng cao chất lượng đất. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, không lạm dụng các hóa chất trong nông nghiệp nhằm giảm được lượng bao bì sử dụng. Có các biện pháp thu gom triệt để lượng phế phụ phẩm trồng trọt và phân động vật, tránh phát tán ra môi trường.

• Ngoài ra, cần tăng cường giáo dục ý thức môi trường cho người dân, thu gom triệt để lượng phế thải phát sinh, không đổ bừa bãi phế phụ phẩm nông nghiệp ra sông ngòi. Cần tận dụng triệt để chất thải có thể sử dụng lại được.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÁT SINH PHẾ THẢI ĐỒNG RUỘNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬLÝ TẠI XÃ MINH TÂN,HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 58 - 59)