3.3.4.1. Kết quả bồi thường vềđất, tài sản, vật kiến trúc và cây cối hoa màu tại 02 dự án nghiên cứu
+ Đánh giá công tác bồi thường vềđất
a. Dự án Xử lý điểm đen tại Km38+500/QL.4D, tỉnh Lai Châu
Dự án thu hồi 24.706,3 m2 đất trong đó diện tích được đất đủ điều kiện được bồi thường của các hộ gia đình cá nhân là 9.520,4 m2 của 22 hộ gia đình, cá nhân cụ thể kết quả bồi thường của dự án được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp kết quả bồi thường vềđất của dự án 1 STT Loại đất Diện tích (m2) Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) 1 a. Đất ở nông thôn (VT1) 1.176,1
- Không truy thu NVTC 400 550.000 220.000.000 - Truy thu NVTC 313,7 275.000 86.267.500 b. Đất vườn liền kề (VT1) 265,7 24.000 6.376.800 2 Đất trồng lúa nước còn lại (VT1) 3.262,2 27.000 88.079.400 3 Đất bằng trồng cây hàng năm khác (VT1) 4.099,4 26.000 106.584.400 4 Đất đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (VT1) 982,7 21.000 20.636.700 Tổng 9.520,4 527.955.300
Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹđất thành phố Lai Châu (2019)
- Giá đất theo Quyết định số 340/QĐ-UBND ngày 19/4/2017 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt giá đất cụ thểđể tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất cho 07 dự án thuộc huyện Tam Đường, Thành phố Lai Châu.
- Qua bảng 3.4 cho thấy dự án Xử lý điểm đen tại Km38+500/QL.4D, tỉnh Lai Châu đã tiến hành thu hồi 9.520,4 m2 đất của hộ gia đình cá nhân đủ điều kiện bồi thường. Trong đó: diện tích đất ở nông thôn(ONT): 1.176,1 m2; diện tích đất trồng lúa nước còn lại (LUK): 3.262,2 m2; diện tích đất trồng bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): 4.099,4 m2, diện tích đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): 982,7 m2, với tổng kinh phí bồi thường đất là: 527.955.300 đồng. Bên cạnh đó dự án còn thu hồi 15.185,9 m2 diện tích đất chưa sử dụng, đất thủy lợi, giao thông do UBND xã, tổ chức, tập thể quản lý không phải bồi thường vềđất.
Qua số liệu phân tích ở trên thì Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố đã tính toán áp dụng các đơn giá bồi thường vềđất đúng quy định. Song qua điều tra lấy ý kiến của người dân cho thấy:
+ Khoảng 86% ý kiến của người dân cho rằng giá trong phương án bồi thường của dự án so với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là phù hợp.
+ Khoảng 14% ý kiến còn lại cho rằng giá bồi thường về đất trong phương án bồi thường của dự án so với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là chưa phù hợp.
b. Dự án Xây dựng Tiểu đoàn cảnh sát cơđộng thuộc phòng cảnh sát bảo vệ và cơđộng công an tỉnh Lai Châu
Dự án có tổng diện tích 134.045,7 m2 đất trong đó diện tích được đất đủđiều kiện được bồi thường của các hộ gia đình cá nhân là: 125.350,4 m2 của 44 hộ gia đình, cá nhân cụ thể kết quả bồi thường của dự án được thể hiện qua bảng 3.5:
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp kết quả bồi thường vềđất của dự án 2 STT Loại đất Diện tích (m2) Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) 1 Đất trồng lúa nước còn lại (VT1) 78.703,9 27.000 2.125.005.300 2 Đất trồng bằng trồng cây hàng năm khác (VT1) 20.833,9 26.000 541.681.400 3 Đất đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (VT1) 17.023,1 21.000 357.485.100 4 Đất nuôi trồng thủy sản (VT1) 7.026,2 26.000 182.681.200
STT Loại đất Diện tích (m2) Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) 5 Đất thủy lợi (VT1) 1.763,3 151.632 267.372.600 Tổng 125.350,4 3.474.225.600
Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹđất thành phố Lai Châu (2019)
- Giá đất theo Quyết định số 340/QĐ-UBND ngày 19/4/2017 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt giá đất cụ thểđể tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cho 07 dự án thuộc huyện Tam Đường, Thành phố Lai Châu.
- Qua bảng 3.5 cho thấy dự án Xây dựng Tiểu đoàn cảnh sát cơ động thuộc phòng cảnh sát bảo vệ và cơ động công an tỉnh Lai Châu đã tiến hành thu hồi 125.350,4 m2 đất của hộ gia đình cá nhân đủ điều kiện bồi thường. Trong đó: diện tích đất trồng lúa nước còn lại (LUK): 78.703,9 m2; diện tích đất trồng bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): 20.833,9 m2, diện tích đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): 17.023,1 m2, diện tích đất đất nuôi trồng thủy sản (NTS): 1.763,3 m2, với tổng kinh phí bồi thường đất là: 3.474.225.600 đồng. Bên cạnh đó dự án còn thu hồi 8.695,3 m2 diện tích đất chưa sử dụng, đất thủy lợi, giao thông do UBND xã, tổ chức, tập thể quản lý không phải bồi thường vềđất.
Qua số liệu phân tích ở trên thì Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố đã tính toán áp dụng các đơn giá bồi thường vềđất đúng quy định. Song qua điều tra lấy ý kiến của người dân cho thấy:
+ Khoảng 90% ý kiến của người dân cho rằng giá trong phương án bồi thường của dự án so với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là phù hợp.
+ Khoảng 10% ý kiến còn lại cho rằng giá bồi thường về đất trong phương án bồi thường của dự án so với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là chưa phù hợp.
+ Đánh giá công tác bồi thường về tài sản, vật kiến trúc
Giá bồi thường về tài sản vật kiến trúc được thực hiện theo Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 16/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu Quy định vềđơn giá bồi thường về nhà, công trình xây dựng trên đất, cây trồng vật nuôi và các tài sản khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
nuôi phục vụ cho sinh hoạt, đời sống và sản xuất kinh doanh của chủ sử dụng đất được bồi thường theo mức giá qui định hoặc hỗ trợ chi phí di chuyển cây trồng, vật nuôi đã thu hoạch xong thì không bồi thường; cây trồng vật nuôi mới nuôi trồng chỉ bồi thường, hỗ trợ chi phí đầu tư với đơn giá tương ứng.
Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành. Giá trị xây dựng mới của nhà, công trình được tính theo diện tích xây dựng của nhà, công trình nhân với đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình do UBND tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ.
- Đối với nhà, công trình xây dựng khác thì được bồi thường như sau:
Mức bồi thường nhà, công trình bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình.
Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng tỷ lệ % chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành.
Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình do UBND tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường tối đa không lớn hơn 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.
Đối với nhà cấp IV, nhà tạm và công trình phụ mức bồi thường thiệt hại được tính bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành, theo giá chuẩn tương đương do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW ban hành theo quy định của Nhà nước.
Kết quả bồi thường về tài sản tại 2 dự án cụ thể như sau:
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp kết quả bồi thường về TS, VKT, hoa màu của 02 dự án
TT Hạng mục Số tiền (đồng)
1 Dự án 1 490.326.123
1.1 Bồi thường về tài sản, vật kiến trúc 370.619.872 1.2 Bồi thường về cây cối, hoa màu 119.706.251
TT Hạng mục Số tiền (đồng)
2.1 Bồi thường về tài sản, vật kiến trúc 866.743.095 2.2 Bồi thường về cây cối, hoa màu 395.510.418
Tổng cộng 1.752.579.636
Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹđất thành phố Lai Châu (2019)
Qua bảng 3.6 cho thấy tài sản trên đất được bồi thường theo hai danh mục là tài sản, vật kiến trúc và cây cối hoa màu trên đất:
* Dự án Xử lý điểm đen tại Km38+500/QL.4D, tỉnh Lai Châu đã tiến hành bồi thường tài sản trên đất cho 22 hộ dân bị thu đất với tổng kinh phí là 490.326.123 đồng. Trong đó, kinh phí dành cho bồi thường tài sản, vật kiến trúc là 370.619.872 đồng chiếm 75,59% kinh phí bồi thường tài sản và kinh phí cho bồi thường cây cối hoa màu là 119.706.251 đồng chiếm 2,42%.
Qua số liệu phân tích ở trên thì Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố đã tính toán áp dụng các đơn giá bồi thường về tài sản gắn liền với đất đúng quy định. Kết quảđiều tra lấy ý kiến của người dân cho thấy:
+ Khoảng 90% ý kiến của người dân cho rằng giá trong phương án bồi thường của dự án so với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là phù hợp.
+ Khoảng 10% ý kiến còn lại cho rằng giá bồi thường trong phương án bồi thường của dự án so với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là chưa phù hợp.
- Công tác xác định tài sản trên đất là khâu mất nhiều thời gian, công sức của Trung tâm phát triển quỹđất thành phố do tính chất phức tạp của từng loại tài sản.
* Dự án Xây dựng Tiểu đoàn cảnh sát cơđộng thuộc phòng cảnh sát bảo vệ và cơ động công an tỉnh Lai Châu đã tiến hành bồi thường tài sản trên đất cho 44 hộ dân bị thu đất với tổng kinh phí là 1.262.253.513 đồng. Trong đó, kinh phí dành cho bồi thường tài sản, vật kiến trúc là 866.743.095 đồng chiếm 68,67% kinh phí bồi thường tài sản và kinh phí cho bồi thường cây cối hoa màu là 395.510.418 đồng chiếm 31,33%.
Qua số liệu phân tích ở trên thì Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố đã tính toán áp dụng các đơn giá bồi thường về tài sản gắn liền với đất đúng quy định. Kết quảđiều tra lấy ý kiến của người dân cho thấy:
thường của dự án so với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là phù hợp.
+ Khoảng 5% ý kiến còn lại cho rằng giá bồi thường trong phương án bồi thường của dự án so với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là chưa phù hợp.
- Công tác xác định tài sản trên đất là khâu mất nhiều thời gian, công sức của Trung tâm phát triển quỹđất thành phố do tính chất phức tạp của từng loại tài sản.
* Đánh giá tiến độ bồi thường vềđất và tài sản gắn liền với đất
Từ kết quả phân tích hồ sơ do phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố cung cấp kết hợp với kết quảđiều tra lấy ý kiến của các hộ dân và cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện dự án tôi nhận thấy:
- Tiến độ bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất của 2 dự án trên cơ bản thực hiện đúng kế hoạch và tiến độ. Tuy nhiên thực tế theo phản ánh của người dân quá trình thực hiện việc GPMB kéo dài thời gian so với các văn bản của các cấp có thẩm quyền ban hành, chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Công tác tuyên truyền vận động, công khai minh bạch các chủ trương, chính sách thu hồi đất bồi thường GPMB, tái định cư của Đảng và Nhà nước làm chưa tốt.
+ Công tác kê khai kiểm đếm, đặc biệt kiểm kê tài sản trên đất là một trong những công việc mất nhiều thời gian nhất của tổ công tác, vì tài sản trên đất là hạng mục, công trình có kết cấu khác nhau và cây cối, hoa màu có nhiều chủng loại và kích thước khác nhau. Vì vậy, tổ công tác phải mất nhiều thời gian để thống kê, kiểm kê các loại tài sản trên đất theo đúng kết cấu, kích thước và chủng loại được quy định. Ngoài ra, trong quá trình tổ công tác tiến hành kiểm kê tài sản, thời tiết không thuận lợi làm cho công tác kiểm kê thường xuyên bị gián đoạn, địa hình của khu vực giải phóng mặt bằng phức tạp cũng là nguyên nhân gây chậm tiến độ của dự án.
- Người dân khi nhận được kết quả kê khai kiểm điếm của tổ công tác còn chậm trong việc phản hồi ý kiến cho tổ công tác.
- Việc chi trả tiền bồi thường cho người dân còn chậm so với kế hoạch đề ra là do nguồn vốn chưa giải ngân kịp thời.
- Ngoài ra do dự án kéo dài nên trong thời gian xây dựng và thực hiện phương án bồi thường đã có các quy định khác nhau vềđơn giá bồi thường dẫn đến một số hộ gia đình, cá nhân được bồi thường sau lại có lợi hơn hộđược bồi thường trước dẫn đến người dân chưa đồng ý với phương án bồi thường, từ đó ảnh hưởng
đến việc bàn giao mặt bằng sạch.
Theo kết quảđiều tra từ các cơ quan hữu quan có liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đặc biệt là từ các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác xây dựng và thực hiện phương án bồi thường. Tỷ lệ trung bình các nguyên nhân làm chậm kế hoạch của công tác bồi thường của 2 dự án được thể hiện trong hình 3.4:
* Dự án 1
Nguyên nhân làm chậm kế hoạch công tác bồi thường kế hoạch trên đất công trình Xử
lý điểm đen tại Km38+500/QL.4D, tỉnh Lai Châu Cơ cấu
20%
35%
5%
40%
1 Công tác tuyên truyền, vận
động
2 Thời gian kiểm kê tài sản 3 Kinh phí bồi thường chậm 4 Nguyên nhân khác
* Dự án 2
Nguyên nhân làm chậm kế hoạch công tác bồi thường kế hoạch trên đất công trình Xây dựng Tiểu đoàn cảnh sát cơđộng thuộc phòng cảnh sát bảo
vệ và cơđộng công an tỉnh Lai Châu Cơ cấu
45%
30%
15% 10% 1 Công tác tuyên truyền, vận
động
2 Thời gian kiểm kê tài sản 3 Kinh phí bồi thường chậm 4 Nguyên nhân khác
Hình 3.5. Tỷ lệ các nguyên nhân làm chậm kế hoạch công tác bồi thường tài sản trên đất của 2 dự án
Qua hình 3.4 cho thấy: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thực hiện công tác bồi thường chậm so với tiến độ đề ra là do: Công tác tuyên truyền vận động, công khai minh bạch các chủ trương chính sách thu hồi và bồi thường GPMB, tái
định cư của Đảng và Nhà nước làm chưa tốt, người dân chưa hiểu, từ đó có thể bị hiểu sai, gây cản trở trong công tác kê khai kiểm đếm và nhận tiền chi trả. Bên cạnh đó Chính quyền địa phương nhiều nơi còn chưa thực sự vào cuộc, thiếu sự hợp tác coi đây là công việc của tổ bồi thường GPMB và Chủđầu tư chiếm.
- Công tác kiểm kê tài sản trên đất cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả chậm tiến độ của các dự án. Mặc dù, các cán bộ trực tiếp phụ trách công tác kiểm kê tài sản đã hết sức cố gắng để thực hiện công việc theo đúng kế hoạch đề ra xong phần lớn các tài sản trên đất là các công trình, hạng mục có kết cấu, cấp hạng khác nhau và cây cối, hoa màu có nhiều chủng loại, kích thước, độ tuổi khác nhau. Bên cạnh đó, công tác kiểm kê tài sản thực hiện ngoài thực địa nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết. Do đó, công tác kiểm kê tài sản trên đất chiếm đến 36% nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ của các dự án. Các nguyên nhân khác chiếm 8%.
3.3.4.2. Kết quả hỗ trợ tại 02 dự án nghiên cứu
Để giúp cho người dân ổn định sản xuất và đời sống, sau khi thu hồi đất Hội đồng GPMB thành phố đã áp dụng một loạt các chính sách hỗ trợ. Tuỳ từng trường hợp, điều kiện cụ thể để áp dụng các chính sách khác nhau nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
Chính sách hỗ trợ cho các hộ bị thu hồi đất được quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái