CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Đặc điểm giải phẫu
Mặt cắt rễ hình tròn, vùng vỏ chiếm 1/4 diện tích, vùng trụ giữa chiếm 3/4. Rễ cây có cấu tạo đối xứng tỏa tròn gồm các phần sau:
- Vùng vỏ: Lớp bần (1) gồm 4-10 lớp tế bào hình bầu dục dẹt, méo mó, vách mỏng, xếp thành dãy xuyên tâm, các lớp phía ngoài thường bị bong rách. Mô mềm vỏ (2) cấu tạo từ những tế bào hình tròn hay bầu dục dẹt, rải rác có các mô khuyết. Các tế bào phía ngoài (2 3 hàng) bị ép bẹp. Từng đám tế bào mô cứng màu xanh (3) nằm rải rác trong mô mềm vỏ.
- Vùng trụ giữa: Libe (4) là các tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn. Libe tạo thành vòng bao quanh gỗ. Gỗ (5) sắp xếp lộn xộn đến tâm; Mạch gỗ kích thước không đều nằm rải rác xen lẫn các mô mềm gỗ. Mô mềm gỗ (6) là những tế bào hình đa giác, xếp sát nhau, vách dày hóa gỗ. Xung quanh mạch gỗ và mô mềm gỗ có nhiều đám tế bào mô cứng. Tia ruột (7) là một dải mô mềm bắt màu hồng xuất phát từ trong tâm kéo dài ra đến vỏ và mở rộng từ trong ra ngoài.
23
Hình 3.2: Vi phẫu rễ Mũi mác
Hình 3.3: Một phần vi phẫu rễ Mũi mác
1.Bần; 2. Mô mềm vỏ; 3. Tế bào mô cứng; 4. Libe; 5. Mạch gỗ;
6. Mô mềm gỗ; 7. Tia ruột.
24
3.2.2. Vi phẫu thân Mũi mác
Mặt cắt ngang thân cây có hình tam giác, lồi ở ba góc. Từ ngoài vào trong có: Biểu bì (1) là một hàng tế bào nhỏ xếp đều đặn, có mang lông che chở (2). Mô dày (3) gồm vài lớp tế bào hình tròn hoặc hình đa giác, thành dày, bắt màu hồng và phát triển ở phần góc của thân cây. Mô mềm vỏ (4) gồm vài lớp tế bào hình bầu dục dẹt hoặc hình tròn kích thước không đều, có thành mỏng, các tế bào xếp sát nhau. Tế bào mô cứng (5) gồm 4 – 5 lớp tế bào hình đa giác, xếp sát nhau tạo thành vòng liên tục bao quanh libe. Libe (6) cấu tạo từ các tế bào nhỏ, thành mỏng, xếp chồng lên nhau tạo thành vòng bao quanh gỗ. Tầng phát sinh libe – gỗ (7) cấu tạo bởi 1 –2 hàng tế bào hẹp. Gỗ cấp 2 gồm mạch gỗ (8) kích thước to nhỏ không đều và các tế bào mô mềm gỗ (9) có vách mỏng, nằm cạnh mạch gỗ tạo thành vòng liên tục. Tia ruột rất hẹp đi qua libe – gỗ. Mô mềm ruột (10) gồm những tế bào kích thước lớn, không đều, hình đa giác, thành mỏng.
25
Hình 3.4: Một phần vi phẫu thân Mũi mác
1. Biểu bì; 2. Lông che chở; 3. Mô dày; 4. Mô mềm vỏ; 5. Tế bào mô cứng;
6. Libe; 7. Tầng phát sinh libe – gỗ; 8. Mạch gỗ; 9. Tế bào mô mềm gỗ; 10.
Mô mềm ruột.
3.2.3. Vi phẫu lá cây mũi mác
Phần gân lá: Cả gân phía trên và phía dưới đều lồi, gân phía trên lồi nhọn, gân phía dưới lồi nhiều hơn gân phía trên. Biểu bì trên (1) gồm 1 lớp tế bào xếp đều đặn, liên tục, có mang lông che chở (2). Ở phần lồi lên có mô dày (3) ngay sát biểu bì trên, mô dày là những tế bào hình đa giác, kích thước không đều, có thành dày phát triển. Sát phía trong lớp mô dày là các đám tế bào mô cứng (4), có thành tế bào dày hóa gỗ và xếp cạnh nhau thành vòng không liên tục. Các tế bào mô mềm (5) hình tròn hoặc hình đa
26
giác, kích thước không đều nhau, màng mỏng bằng cellulose. Hệ thống dẫn là libe – gỗ, cung libe- gỗ tạo thành vòng không liên tục, gỗ (6) xếp ở trong, libe (7) bao ở phía ngoài. Mô mềm ruột (8) là những tế bào tròn hoặc đa giác, kích thước to nhỏ không đều, xếp sát nhau. Biểu bì dưới (9) gồm một lớp tế bào xếp đều đặn, liên tục, có mang lông che chở và lông tiết.
Phần phiến lá: Biểu bì trên (1) cấu tạo bởi một lớp tế bào; các tế bào hình bầu dục xếp ngang, kích thước không đều, thành hóa cutin mỏng;
không có lỗ khí, mang lông che chở (6). Biểu bì dưới (2) cấu tạo tương tự biểu bì trên nhưng có nhiều lỗ khí (3) và có lông tiết (7). Thịt lá cấu tạo bất đối xứng; mô giậu (4) gồm 1 – 2 lớp tế bào, các tế bào dài và hẹp, xếp sát cạnh nhau, thẳng góc với biểu bì trên, vách tế bào mỏng, có chứa những hạt diệp lục; Mô khuyết (5) cấu tạo bởi những tế bào hình tròn hay bầu dục kích thước không đều, thành mỏng sắp xếp lộn xộn tạo ra những khoảng gian bào lớn.
Hình 3.5: Vi phẫu lá Mũi mác.
(1. Biểu bì trên; 2. Lông che chở; 3. Mô dày ; 4. Tế bào mô cứng; 5. Mô mềm; 6.
Gỗ;7. Libe; 8. Mô mềm ruột; 9. Biểu bì dưới).
27
Hình 3.6: Vi phẫu phiến lá Mũi mác 1. Biểu bì trên;
2. Biểu bì dưới; 3. Lỗ khí; 4. Mô giậu; 5. Mô khuyết.
3.2.4. Đặc điểm bột dược liệu
Dược liệu là thân, cành mang lá cây Mũi mác, sau khi thu hái, phơi khô, tán thành bột mịn. Bột màu xanh nhạt, có mùi thơm.
Lấy phần bột mịn làm tiêu bản theo phương pháp giọt ép. Soi tiêu bản dưới kính hiển vi, vật kính 4x, 10x, 40x.
Sau khi quan sát bột gồm những đặc điểm sau:
28
Hình 3.7. Đặc điểm vi phẫu dược liệu Mũi mác
1. Mảnh bần; 2. Biểu bì mang lông che chở ; 3. Lông che chở đơn bào; 4.
Mảnh biểu bì mang lỗ khí; 5, 6. Mảnh mô mềm; 7. Bó sợi; 8. Bó sợi mang tinh thể canxi oxalat; 9. Tinh thể canxi oxalat; 10. Tế bào mô cứng; 11, 12. Mảnh mạch.